Quản lý Thị trường Quảng Bình: 6 tháng, phát hiện trên 200 vụ vi phạm


(CHG) Cục QLTT Quảng Bình thông tin, nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn gồm hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng lậu…
Tình hình vi phạm vẫn xảy ra
Theo Cục Quản lý thị trường  tỉnh Quảng Bình trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cơ bản ổn định, thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, nguồn cung dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá các mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu,… nhìn chung ổn định
Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Bình, 6 tháng đầu năm 2023, tình hình vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm trong lĩnh vực giá… vẫn còn xảy ra. Hàng hóa vi phạm chủ yếu tập trung vào nhóm các sản phẩm thời trang (áo quần, giày dép, túi xách, mũ, kính mắt,…), thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng điện tử, đồ chơi trẻ em, các loại máy móc đã qua sử dụng…
Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình kiểm tra hàng hoá tại một cửa hàng trên địa bàn
Đối với tình hình vi phạm pháp luật, trên thị trường nội địa, các cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như cất giấu hàng hóa vi phạm tại nơi ở, phân tán hàng hóa tại nhiều nơi khác nhau và khi có người mua mới đưa ra bán; để lẫn lộn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với hàng thật; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với số lượng nhỏ, lẻ… Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng tăng cao; do đó, nhiều đối tượng đã lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến để quảng cáo, giới thiệu, giao dịch mua bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ... Tuy nhiên, các hoạt động này đa phần có quy mô nhỏ lẻ, không công khai địa điểm kinh doanh, nơi cất giấu hàng hóa; gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Trên thị trường, không phát hiện dấu hiệu đầu cơ, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa nhằm tăng giá bán để thu lợi bất hợp pháp.
Trên tuyến giao thông đường bộ, các đối tượng vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… thường xuyên thay đổi tuyến đường, thời gian vận chuyển; gia cố thêm khoang chứa hàng; bọc kín hàng hóa vi phạm bằng túi nilon màu đen và cất giấu, ngụy trang trong các khoang chứa hàng... để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.
Được biết, 6 tháng đầu năm kết quả thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, đã kiểm kiểm tra: 330 vụ, phát hiện 203 vụ vi phạm với tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trong kỳ là 2.309.420.465 đồng. Qua kiểm tra, xử lý một số nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm, nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn như hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng lậu…
Tăng cường công tác đấu tranh với vi phạm
Ông Vũ Quang Thắng- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho hay, thời gian vừa qua, đơn vị đã tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm công nghệ, mỹ phẩm,…; đặc biệt, tăng cường nắm bắt và theo dõi thông tin các đối tượng kinh doanh có sử dụng các website, các ứng dụng trên nền tảng công nghệ số, các trang mạng xã hội để bán hàng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
“Chúng tối tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác để kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên khâu lưu thông và trên thị trường nội địa.Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá hàng hóa của các cơ sở kinh doanh; tăng cường công tác quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính; chủ động nắm thông tin, theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến thị trường để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra”- ông Thắng cho biết thêm.
Theo đại diện Cục Quản lý thị trường Quảng Bình, thời gian tới, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhất là các mặt hàng mang lại lợi nhuận cao như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử đã qua sử dụng,… Vào thời điểm các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các nhóm mặt hàng thiết yếu như lương thưc, thực phẩm công nghệ, đồ gia dụng, sản phẩm thời trang… dự kiến tăng do đó sẽ tác động đến sự biến động của giá cả và cung cầu hàng hóa trên thị trường trong tỉnh.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến khiến nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...Ngoài ra, tình hình thiên tai bão lụt, dịch bệnh gia súc, gia cầm,.. dự báo vẫn có những diễn biến phức tạp, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tác động xấu đến tình hình thị trường.
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3