Quản lý thị trường vào cuộc vụ Hưng Vlog bán mật ong giá hơn 100.000 đồng/lít


(CHG) Liên quan đến việc Titoker “Hưng Vlog” quảng cáo bán mật ong trên mạng với giá rẻ, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang (ngày 20/5) cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh vụ việc, sau những băn khoăn của người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Hình ảnh Hưng Vlog bán mật ong trên mạng.

Thời gian gần đây, giá bán mật ong hoa vải của TikToker, YouTuber - Hưng Vlog đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo đó, trong các video livestream bán hàng trên TikTok, Hưng Vlog rao giá mật ong hoa vải 215.000 đồng/2 lít (tương đương khoảng 108.000 đồng/lít) và miễn phí giao hàng.
Trong các phiên livestream, Hưng Vlog vừa chiết mật ong từ thùng inox lớn vào chai nhựa vừa quảng cáo và cam kết đảm bảo chất lượng mật ong. Để gia tăng niềm tin cho khách hàng, tại khu vực nam YouTuber ngồi livestream còn có rất nhiều ong mật bay xung quanh.
Đáng chú ý, mức giá bán mật ong hoa vải của Hưng Vlog được xem là rẻ hơn nhiều so với mặt bằng giá mật ong bán trên thị trường, dao động 180.000 - 800.000 đồng/lít. Nhiều người đặt nghi vấn về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm mật ong mà Hưng Vlog đang rao bán.
Trước sự việc trên, mới đây, ông Nguyễn Văn Bằng, Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc xác minh sự việc.
Theo khảo sát hiện nay, trên các mạng xã hội như Tiktok, YouTube, Facebook, Zalo… xuất hiện khá nhiều trang rao bán mật ong với mức giá dao động từ 280.000 - 350.000 đồng/lít với mật ong hoa vải, một số loại mật ong có giá tới 500.000 - 600.000 đồng/lít. Thậm chí, mật ong được lấy từ rừng có giá 500.000 - 700.000 đồng/lít.
Giá mật ong nhiễu loạn trên kênh thương mại điện tử đang gây ra sự hoang mang, bất an cho người tiêu dùng. Đặc biệt là với mật ong được rao bán trên các kênh mạng xã hội, người tiêu dùng rất khó phân biệt được chất lượng. Do đó, người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng các loại mật ong của các cơ sở có uy tín, có thương hiệu; tuyệt đối không sử dụng các loại mật ong không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng./.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3