(CHG) TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện gia tăng các ca ngộ độc hóa chất ăn mòn có thể tiếp xúc qua da hoặc qua đường uống. Đa số các bệnh nhân cho biết đã sử dụng sản phẩm xách tay ghi tiếng Nhật, Trung, Hàn nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Quy định về ngôn ngữ trình bày trong nhãn hàng hoá đối với nhãn phụ: Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngôn ngữ trình bày trong nhãn hàng hoá đối với nhãn phụ được quy định như sau: Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Quy định về việc ghi nhãn phụ: Theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hoá. Những hàng hoá không cần phải ghi nhãn phụ: Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, những hàng hoá không cần phải ghi nhãn phụ: Linh kiện nhập khẩu để thay thế linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hoá của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hoá đó, không bán ra thị trường. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn phụ: Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định điểm a, b, c khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu trữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hoá ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP trước khi đưa hàng hoá vào lưu thông tại thị trường Việt Nam. Căn cứ quy định trên, nhãn phụ của hàng hoá phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hoá; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; Xuất xứ hàng hoá. Như vậy, các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh sản phẩm, hàng hoá nước ngoài tại thị trường Việt Nam cần đảm bảo các quy định về nhãn phụ hàng hoá. |
(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.
Xem chi tiết(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Xem chi tiết(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Xem chi tiết