Hệ thống An Ú kinh doanh hàng không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng, sữa bột, đồ ăn dặm, các loại Vitamin... chủ yếu là sản phẩm dành cho mẹ và bé, chi chít chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm, tuy nhiên lại không có nhãn phụ tiếng Việt. Những sản phẩm hàng hóa trên công khai bày bán tại cửa hàng An Ú, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua, và sử dụng sản phẩm.

Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu ngoài nhãn gốc của hàng hóa còn bắt buộc phải có nhãn phụ của hàng hóa bằng tiếng Việt. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

Cửa hàng An Ú 271 Nguyễn Gia Thiều, thành phố Bắc Ninh.

Bất chấp mọi khuyến cáo, còn nhiều cá nhân, doanh nghiệp… vẫn đang vi phạm điều này. Điều đó có thể gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người tiêu dùng, thậm chí có thể tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt nguy hiểm, bởi đối tượng tiêu dùng lại chính là các bà bầu và trẻ em.
Trong đó, người tiêu dùng tại thành phố Bắc Ninh thông tin tới tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc cửa hàng An Ú, địa chỉ tại 271 Nguyễn Gia Thiều và số 10 Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, kinh doanh hàng tiêu dùng dành cho mẹ và bé không có nhãn phụ tiếng Việt. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin của người tiêu dùng tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai tại cửa hàng mang thương hiệu An Ú.

Thực tế, quá trình khảo sát của phóng viên Tạp chí CHG tại địa điểm kinh doanh trên và nhận thấy: Người tiêu dùng phản ánh là có cơ sở. Tại thời điểm khảo sát, tại đây đang bày bán nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng như: Các sản phẩm bánh ăn dặm; bột ăn dặm; các sản phẩm ngũ cốc; gia vị cho trẻ em; các sản phẩm là hóa mỹ phẩm: nước giặt, sữa tăm; các sản phẩm đồ dùng cho em bé: bình sữa, bát ăn, xe đẩy, đồ chơi... Các mặt hàng trên có chữ nước ngoài, thế nhưng nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Những sản phẩm hàng hóa có nhãn phụ tiếng Việt thì có thông tin rất chung chung (tên gọi của hàng hóa, giá bán), ngoài ra không có thông tin nào khác. Điều này không tránh khỏi sự hoài nghi của người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng của các sản phẩm đang bày bán tại đây.

Sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán tại cửa hàng An Ú sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm.

Trao đổi với ông Phạm Huy Trọng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh về việc tại cơ sở kinh doanh mang thương hiệu An Ú, có địa chỉ 271 Nguyễn Gia Thiều và số 10 Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, đang kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, ông Trọng cho biết: “Cửa hàng An Ú mà phóng viên cung cấp đã từng bị báo chí phản ánh, đồng thời đơn vị này cũng đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa”.
Bên cạnh đó, ông Trọng cũng cho hay: “Chúng tôi tiếp nhận thông tin từ phóng viên và sẽ chờ đồng chí Cục trưởng đi công tác về để xin ý kiến và kiểm tra. Nếu đơn vị vi phạm sẽ xử lý ngay, không có vùng cấm”
Mẹ bầu và bé là nhóm đối tượng tiêu dùng cần được bảo vệ. Việc minh bạch thông tin trên sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài giúp cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp, cũng như biết sử dụng đúng định lượng cho phép (nhất là với các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung phẩm dành cho trẻ nhỏ). Đặc biệt, điều đó giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết được những thông tin cảnh báo của sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc thông tin thiếu tính minh bạch của hàng hóa (nhãn phụ tiếng việt) có thể là cơ hội để hàng xách tay, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn vào cửa hàng. Điều đó không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, mà còn là mối nguy hại lớn đối với người tiêu dùng nói chung và nhóm tiêu dùng đặc thù: mẹ bầu và bé nói riêng.
Vì thế cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, làm rõ việc cửa hàng An Ú ngang nhiên bày bán các sản phẩm nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời làm rõ hành vi có hay không tại cửa hàng An Ú đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước?

Ý kiến của ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho biết:
“Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Đối với các hành vi của shop kinh doanh hàng mẹ và bé An Ú được phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại mô tả như trên cho thấy: Việc An Ú kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượngkinh doanh hàng hóa trôi nổi… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngày 14 tháng 4 năm 2017 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ngày 09 tháng 12 năm 2022 quy định về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm / buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng / buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3