Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng


(CHG) Tọa đàm trực tuyến “Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng” đã được tổ chức vào chiều 19/10.
Tọa đàm do Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương và Báo Đại biểu nhân dân phối hợp tổ chức. Phát biểu tại tọa đàm, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, trong năm 2021, thương mại điện tử là lĩnh vực đứng thứ 2 về số lượng đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng.
Toàn cảnh Các diễn giả tham dự buổi tọa đàm.
Theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, đã có tổng số 1.261 đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Cục tiếp nhận và xử lý, chiếm tỷ lệ 15,4%. Các nội dung phản ánh chủ yếu liên quan đến việc chậm giao hàng, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng so với đơn hàng đã đặt.
“Bên cạnh đó, cũng có một số tổ chức, cá nhân lợi dùng thương mại điện tử để cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đúng với hình ảnh đã quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử…”, ông Tuấn nói.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trước đây đã có nhiều mảng khác nhau, nhưng có sự chồng chéo, thực hiện chưa tốt. Vì vậy, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi ra đời mang tính kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển.
Đến nay, các vụ khiếu nại vì hoạt động thương mại trên không gian mạng tăng lên tới 1.600 vụ/năm, thể hiện người tiêu dùng càng nhận thức rõ hơn về quyền lợi và nơi mình có thể khiếu nại. Đây sẽ là tâm điểm trong việc sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Nhằm hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử, trên không gian mạng, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội nhất trí đưa dự án Luật bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Dự kiến, dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư, và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ Năm vào tháng 5/2023.
Còn lại: 1000 ký tự
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3