Tây Ninh: Xử lý hơn 240 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội


(CHG) Bảo hiểm xã hội tỉnh Tây Ninh cho biết đã phối hợp với các sở, ngành và Công an tỉnh Tây Ninh xử lý 243 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền trên 28,6 tỉ đồng.
Ngày 23/10, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Tây Ninh cho biết, tính đến hết tháng 9/2022, có 243 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nợ BHXH, nợ Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền hơn 28,6 tỉ đồng.
Trong số 243 doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệm chậm đóng từ tháng 2/2017 đến nay như Công ty cổ phần Sorbitol Pháp - Việt (xã Tân Hội, huyện Tân Châu) nợ BHXH hơn 4,2 tỉ đồng.
Ảnh minh họa.
Cùng với đó, nhiều đơn vị chậm đóng kéo dài như: Công ty TNHH dịch vụ vận tải Sao Đỏ chi nhánh Tây Ninh (phường 3, TP. Tây Ninh) nợ từ tháng 7/2018, tổng cộng trên 1,2 tỉ đồng. Công ty TNHH MTV HADA Tây Ninh (xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) nợ từ tháng 9/2021, tổng cộng hơn 1,5 tỉ đồng.
Chi nhánh Công ty cổ phần cổ phần Lavifood- Nhà máy Tanifood (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu) nợ từ tháng 11/2021, tổng số tiền trên 3,2 tỉ đồng. Công ty TNHH Kỹ thuật D&D (khu chế xuất Linh Trung 3, thị xã Trảng Bàng) nợ từ tháng 2/2022, tổng số tiền hơn 1,3 tỉ đồng. Công ty TNHH Kovina Fashion (khu công nghiệp Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng) nợ từ tháng 4/2022 với số tiền trên 3 tỉ đồng…
Việc các doanh nghiệp chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN khiến nhiều người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi nghiêm trọng. Trong khi đó, mỗi tháng người lao động vẫn bị doanh nghiệp khấu trừ khoản trích đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, BHXH tỉnh Tây Ninh cho biết đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và Công an tỉnh Tây Ninh thanh tra, kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và xử lý đối với 243 doanh nghiệp đang nợ kéo dài.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3