Hoàn thiện luật để bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng


(CHG) Trong Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia, công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử được chú trọng hàng đầu. Để có căn cứ thực hiện yêu cầu nêu trên, tọa đàm "Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng" đã được tổ chức.

Người tiêu dùng bị gian lận trên không gian mạng ngày càng nhiều
Trước đây, thương mại điện tử là bán hàng trên website của doanh nghiệp, rộng hơn nữa là trên các sàn thương mại điện tử. Nhưng hiện nay, các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok cũng bán được hàng… Vì vậy, việc đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, xâm phạm bản quyền càng gặp nhiều khó khăn hơn. Đối tượng buôn bán cũng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn dẫn đến người tiêu bị gian lận ngày càng nhiều.
Dự báo trong 2-3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại điện tử sẽ chiếm từ 50-60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.
Một thống kê khác của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, mỗi năm cơ quan này nhận được khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng. Trong đó, 50% số khiếu nại liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến, gồm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ.
Thời gian qua, để thanh lọc hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một số sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Chotot
... đã dùng công nghệ “máy học” (một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI). Tuy nhiên, chủ các sàn thương mại điện tử cũng thừa nhận, dù áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả, hàng nhái.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các sàn thương mại đang áp dụng chế độ đền bù cho khách hàng không may mua phải hàng giả, hàng nhái trên sàn. Theo đó, người mua thanh toán hàng hóa qua nền tảng của sàn thương mại điện tử từ 3-7 ngày sau khi giao hàng thành công, nếu không có khiếu nại gì của người mua, sàn mới thanh toán tiền cho người bán.
Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận thương mại trên các sàn thương mại điện tử cũng gặp không ít khó khăn, do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp ảo không đơn giản.
Cũng chính vì tốc độ tăng trưởng nhanh và doanh nghiệp ngày càng lớn, các đối tượng thường xuyên tận dụng mọi kẽ hở để vừa cung cấp thông tin về hàng hóa, thông tin giao dịch trên internet, quảng bá trực tuyến và khuyến mại rầm rộ; vừa buôn lậu hoặc đưa những hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua cửa khẩu, biên giới, cảng biển, sân bay… bán tràn lan trên thị trường nội địa với quy mô lớn.
Bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng bằng pháp luật
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành cách đây 12 năm, quá trình áp dụng thực tiễn cũng cho thấy nhiều tồn tại, bất cập thời gian qua, nhất là khi hoạt động thương mại điện tử ngày một "nở rộ". Tuy nhiên, Dự thảo Luật sửa đổi vẫn chưa có những quy định về việc bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cần sớm hoàn thiện trong thời gian tới.

Tại buổi tọa đàm "Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng" đã được tổ chức (ngày 19/10), đã có không ít ý kiến cho rằng, cùng sự mở rộng của thị trường thì những hành vi vi phạm trên không gian mạng cũng ngày càng đa dạng, tinh vi… 

                            Bà Lại Việt Anh, Phó Cục Trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế, Bộ Công thương.

Chia sẻ tại toạ đàm, bà Lại Việt Anh, Phó Cục Trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế (Bộ Công thương) cho biết, dù đại dịch Covid-19 bùng phát, thương mại điện tử vẫn là một trong số ít những ngành duy trì tăng trưởng đạt 16%, và quy mô thị trường 13,7 tỷ đô la trong năm 2021. Thương mại điện tử Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Dự đoán đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ đô la 
Theo bà Lại Việt Anh, cùng với sự mở rộng của thị trường, những hành vi vi phạm sẽ ngày càng nhiều và đa dạng. Thực tế đó đòi hỏi cơ quan quản lý cần có khuôn khổ pháp lý đủ mạnh có sự thay đổi phù hợp về pháp luật để bảo vệ được người tiêu dùng.
Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, hàng năm Cục này nhận được hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại tố cáo các vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Số lượng các khiếu nại tố cáo liên quan đến kinh doanh trên không gian mạng tăng lên rất nhanh và chiếm thứ hai trong tổng số lượng đơn thư (chiếm 15,4%)…

                    

                      Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Điểm đáng lưu ý là Dự thảo Luật sửa đổi của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Quy định trách nhiệm đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng số lớn…
Dự thảo sửa đổi của Luật cũng đưa ra các quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: Cấm ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng, hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; cấm sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;...
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam lại đánh giá, chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay khá toàn diện, nhưng khiếu nại vẫn gia tăng, do các nguyên nhân như:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành cách đây 12 năm, trong khi tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi; nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh.
Chưa kể, trong luật đã có một chương riêng (Chương III) để nói về các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người dùng. Nhiệm vụ, trách nhiệm được giao khá cụ thể và đầy đủ, nhưng quy định về quyền hạn cũng như nguồn lực để thực thi lại chưa được cụ thể. Đây là một trong những bất cập nên cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều luật.
Đồng quan điểm, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho rằng, thực tế, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng mặc dù đã có nhiều luật đề cập đến vấn đề này giống với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh, Luật An toàn thông tin…

 

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

"Vì vậy, trong Dự thảo luật lần này cần sửa đổi, bổ sung về nội dung giao dịch trên không gian mạng hay giao dịch trên các nền tảng số. Đây là phạm trù mới, rộng, phức tạp và cần phải quy định chi tiết", ông Tạ Đình Thi bày tỏ.
Xoay quanh nội dung về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng cho rằng, Luật sửa đổi lần này cần được thiết kế, xây dựng ra sao để thực sự bảo đảm được quyền lợi của người tiêu dùng trên không gian mạng, nhất là khi thị trường thương mại điện tử ngày một bùng nổ như hiện nay. 

Được biết, nhằm hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được như xã hội mong đợi, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử, trên không gian mạng, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội nhất trí đưa dự án Luật bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Dự kiến, dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư, và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ Năm vào tháng 5/2023.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3