Tháo điểm nghẽn trong giải quyết nợ xấu


(CHG) Một trong những khó khăn lớn nhất trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là xử lý tài sản bảo đảm. Thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất các giải pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý để xử lý hiệu quả nợ xấu có tài sản bảo đảm, góp phần bảo đảm an toàn, lành mạnh, ổn định hệ thống của các tổ chức tín dụng.
Quan tâm tới quyền thu giữ tài sản bảo đảm, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) cho biết, việc dự thảo luật cho phép các tổ chức tín dụng được thu giữ tài sản bảo đảm, tức là thu giữ tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có sự tham gia của cơ quan chính quyền địa phương các cấp và cơ quan công an.
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa: thitruongtaichinhtiente.vn
 
Đại biểu đề nghị, quyền thu giữ tài sản bảo đảm cần phải được làm rõ về bản chất, mục tiêu, điều kiện, phạm vi thực hiện. Trong đó nêu rõ vai trò của chính quyền địa phương các cấp, cơ quan công an tham gia việc thu giữ tài sản bảo đảm, tránh lạm dụng, gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người đi vay. Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) băn khoăn khi tài sản bảo đảm gắn liền với quyền sử dụng đất, nhưng người bảo đảm đang nợ tiền thuê hoặc tiền sử dụng đất và các khoản thu khác... thì việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai có thuộc trách nhiệm của tổ chức tín dụng hay không?
Trên thực tế, việc thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm cũng có rất nhiều tình huống phát sinh. Điển hình như, trong tài sản bị thu giữ có các tài sản khác của bên bảo đảm hoặc bên thứ ba (các đồ gia dụng, điện tử, quần áo, giường tủ...) mà bên bảo đảm hoặc bên thứ ba không tự nguyện dời đi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể để xử lý đối với các trường hợp này dẫn đến tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn, phát sinh chi phí cho việc xử lý những tài sản này (thuê nơi trông giữ, hậu quả pháp lý của việc hao mòn, thiệt hại tài sản trong quá trình trông giữ, xử lý tranh chấp...).
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) phân tích, dự thảo luật quy định, trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại điều này. Nhưng dự thảo cũng quy định, thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm khi đủ các điều kiện, trong đó có điều kiện tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ tài sản. Theo đại biểu, đây là quy định khó khả thi.
Theo đó, đề nghị dự thảo luật quy định các quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được phép thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương mà không cần có thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong quá trình xử lý nợ xấu, nếu không có quy định cụ thể, hiệu quả về thu giữ tài sản bảo đảm, các tổ chức tín dụng sẽ rất e ngại khi quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân. Chính vì vậy, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Điểm đáng chú ý của dự thảo luật đã luật hóa quy định xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng như: Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Cùng với đó, dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để bảo đảm công khai, chặt chẽ, bảo đảm quyền và lợi ích các bên...
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3