Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn


(CHG) Câu chuyện “rau sạch rởm lên kệ siêu thị” dù đã qua một thời gian, nhưng vẫn luôn là "sự kiện nóng" được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Dư luận đặt câu hỏi lớn: Cơ sở nào giúp người tiêu dùng biết được sản phẩm mình sử dụng là thật hay giả, là sạch hay bẩn? 
Ảnh minh hoạ.
Quyền của người tiêu dùng
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường, siêu thị đóng vai trò trung gian giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Danh tiếng và uy tín của siêu thị dựa phần lớn vào việc sản phẩm được bày bán là hàng thật, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhưng sự việc rau sạch “rởm” xảy ra thời gian qua tại Winmart và Tiki Ngon với lời giải thích từ chủ các siêu thị về “sự trung thực” của nhà cung cấp đã khiến người tiêu dùng hoang mang và mất... niềm tin.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng nhà cung cấp thu mua rau tại chợ đầu mối về làm sạch, đóng gói và dán nhãn rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, rồi cung cấp cho các đơn vị bán lẻ. Cách đây vài năm, đoàn kiểm tra liên ngành của TP. Hà Nội đột xuất kiểm tra, phát hiện Hợp tác xã Rau an toàn Đạo Đức (xã Vân Nội, huyện Đông Anh) đang thu mua rau trôi nổi ở các chợ đầu mối (bao gồm cả rau, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc), làm sạch và đóng gói, đưa vào các siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn Hà Nội. Sự việc này khiến tất cả các đơn vị tại Thủ đô sử dụng thực phẩm phải xem lại nguồn cung cấp cho mình. 
Mặc dù ngay sau đó, TP. Hà Nội đã lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chấn chỉnh lại việc thu mua hàng hóa, thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng, bếp ăn, siêu thị..., nhưng vụ việc khi đó đã làm cho người tiêu dùng một phen “khủng hoảng niềm tin” đối với các nhà cung cấp thực phẩm trên thị trường Hà Nội. 
Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, để tránh những sự việc đáng tiếc nêu trên, cần thực hiện quản trị doanh nghiệp nội bộ chặt chẽ. Trong đó, các siêu thị cần chú trọng quản trị chuỗi cung ứng ngắn, từ đầu vào cho đến khâu nhập hàng; bảo quản trong kho đến sơ chế; tổ chức bán trên quầy, kệ và theo dõi khi đến tay người tiêu dùng. Tức là phải phân công, phân nhiệm cho các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các loại cản phẩm rau, quả, nhất là khâu nhập hàng.
Cùng với đó, các siêu thị cần phải lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng qua hòm thư góp ý. Về vấn đề này, Bộ Công Thương đã sửa đổi và có quy định cụ thể đối với các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị. 
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước tiên các cơ quan quản lý, siêu thị cần chủ động kiểm tra chéo, quản trị tốt quy trình nhập, xuất hàng... quy trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu các bộ phận.
Đối với các cơ quan như Hiệp hội Bán lẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cần phát động phong trào “Phục vụ tốt, phục vụ văn minh, phục vụ có đạo đức” trong hệ thống siêu thị. Muốn dẫn dắt thị trường thương mại thì siêu thị phải làm tốt trước.
Cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm nông sản hàng hóa. 
Hoàn thiện luật để bảo vệ người tiêu dùng 
Hiện nay, cùng với sự mở rộng của thị trường, những hành vi vi phạm sẽ ngày càng nhiều và đa dạng. Thực tế đó đòi hỏi cơ quan quản lý cần có khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, có sự thay đổi phù hợp về pháp luật để bảo vệ được người tiêu dùng.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, hằng năm cục này nhận được hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại, tố cáo các vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Số lượng các khiếu nại, tố cáo liên quan đến kinh doanh trên không gian mạng tăng lên rất nhanh và chiếm thứ hai trong tổng số lượng đơn thư (chiếm 15,4%)…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam lại đánh giá, chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay khá toàn diện, nhưng khiếu nại vẫn gia tăng, do các nguyên nhân: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành cách đây 12 năm, trong khi tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế, nhưng chưa được điều chỉnh.
Bên cạnh đó, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho rằng, thực tế, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng, mặc dù đã có nhiều luật đề cập đến vấn đề này giống với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh, Luật An toàn thông tin… 
Xoay quanh nội dung về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều ý kiến của giới chuyên gia cũng cho rằng, Luật sửa đổi lần này cần được thiết kế, xây dựng ra sao để thực sự bảo đảm được quyền lợi của người tiêu dùng trên không gian mạng, nhất là khi thị trường thương mại điện tử ngày một bùng nổ như hiện nay. 
Nhằm hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được như xã hội mong đợi, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử, trên không gian mạng, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội nhất trí đưa dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Dự kiến, dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ Năm vào tháng 5/2023.
Như vậy, về phía người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời nhiều năm, có sửa đổi, bổ sung quy định 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng. Trong đó, có quyền được kiểm tra, quyền được giám sát, quyền được khiếu nại, quyền được bảo vệ… Vì vậy, người tiêu dùng cần hiểu được quyền lợi của mình, cùng với đó cần tìm đến những địa chỉ bán hàng có gắn thương hiệu (có gắn sao), hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ và bộ phận chăm sóc khác hàng để mua hàng.
Việc xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng đã khó, giữ được niềm tin còn khó hơn. Nếu còn tình trạng nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng, điều đó sẽ làm nông sản Việt không chỉ đánh mất thị trường nội địa, mà còn ảnh hưởng không nhỏ cả thị trường xuất khẩu. 
 
Bộ Công Thương mới đây đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. 
Với chủ đề này, Bộ Công Thương kêu gọi, động viên, khuyến khích các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp cần chủ động tổ chức các hoạt động hoặc lồng ghép, đưa vào hoạt động chuyên môn, hoạt động kinh doanh các nội dung nhằm tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
 
Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng TP.HCM kiểm tra liên tiếp nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng đang bày bán, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, với trị giá gần 500 triệu.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra, phát hiện 01 doanh nghiệp kinh doanh vàng, có hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt số tiền 85.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Hơn 100 thùng đá cắt kim loại hiệu THEOID TIGER giả mạo bị thu giữ

(CHG) Công an huyện Hóc Môn đã phát hiện và thu giữ 105 thùng đá cắt kim loại hiệu THEOID TIGER nghi vấn là hàng giả. Vụ việc hiện đã được tố tụng lên Tòa án Nhân dân huyện Hóc Môn.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra phát hiện cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra phát hiện cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Xem chi tiết
Long An: Xử phạt nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, thu nộp ngân sách nhà nước 115 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh, phát hiện xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước 115 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3