Vấn đề an toàn thực phẩm giữa "ma trận" nguồn cung


(CHG) Ngay trong những tháng đầu năm 2023, những vụ việc mất an toàn thực phẩm bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện có chiều hướng gia tăng. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; nhiều vụ buôn lậu thực phẩm qua biên giới, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng… bị phát hiện, nhưng đó chỉ mới là “phần nổi của tảng băng chìm” về tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm.
Lực lượng chức năng phát hiện nhiều sản phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc.
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc
Lực lượng Quản lý thị trường và Công an huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện, kiểm tra và tạm giữ trên 3.500 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được vận chuyển theo hướng Hà Nội - Lạng Sơn. Số sản phẩm gồm: 360 hộp súp hầm xương vị heo nhãn hiệu QIBAO loại 1kg/hộp, 2.000 tuýp mù tạt nhãn hiệu WASABI loại 45g/tuýp. Toàn bộ số hàng trên đều ghi chữ nước ngoài. Lái xe không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào liên quan đến số hàng hóa. Lực lượng Quản lý thị trường đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa để xác minh chủ sở hữu, xử lý theo quy định.
Tại Cần Thơ, kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh S.P. (đường Thủ Khoa Huân, phường Tân An, quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ) do bà T.T.P. làm chủ. Lực lượng liên ngành phát hiện cơ sở này đang bày bán hàng hóa là thực phẩm nhập lậu, rượu lậu. Qua kiểm đếm, có 186 sản phẩm vi phạm với tổng giá trị tính theo giá niêm yết gần 60 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở không có giấy phép bán lẻ rượu theo quy định của pháp luật.
Mới đầu tháng 4/2023 vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An đã phối hợp bắt xe tải vận chuyển lượng lớn thực phẩm nhập lậu khi di chuyển qua địa bàn. Cục đã tạm giữ gần 3 tấn đường cát và 2.360 chai bia hiệu Heineken, Corona; 3.180 hộp sữa Ensure dung tích 237ml và 318 chai rượu các loại. Tất cả số hàng trên đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 
Cũng trong nửa đầu tháng 4
/2023, Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng đã xử lý vụ việc hàng giả, hàng nhái tại Công ty TNHH đầu tư Xuất nhập khẩu Mai Dương Gia.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 24/12/2022, Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng phối hợp với Đội 5 Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP. Hải Phòng khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính đối với Kho hàng tại địa chỉ thôn Tiên Hội, xã An Tiến, huyện An Lão, Hải Phòng thuộc Công ty TNHH đầu tư Xuất nhập khẩu Mai Dương Gia và khám 02 phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát: 15C-352.xx và 98C-108.xx.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 02 chiếc xe ô tô còn có sản phẩm mộc nhĩ khô, nấm hương khô và táo đỏ khô đã được đóng gói thành phẩm nhãn hiệu “3K”, “Food Library” với trị giá 600 triệu đồng. Tại đây, các nhân công tại đây sử dụng táo đỏ khô có nguồn gốc Trung Quốc không qua chế biến đóng gói thành sản phẩm hoàn chỉnh có bao bì ghi chữ Hàn Quốc và tiếng Anh nhãn hiệu Samsung, Made in Korea.
Qua giám định, cơ quan chức năng kết luận: Sản phẩm Táo đỏ khô Hàn Quốc Kim Hong Bok Boeun – Trọng lượng: 1.000g – Thành phần và hàm lượng: Táo đỏ Hàn Quốc 100% (Boeun, chungbuk)”, “Nhà sản xuất: Boeu Samga Korean Date Farm, mã vạch “8809489180010” được tạo thành từ việc đặt in bao bì, đóng gói sản phẩm táo đỏ khô xuất xứ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng giả thuộc trường hợp hàng hóa có bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân sản xuất và giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ. Toàn bộ hồ sơ và tang vật đã được Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng chuyển giao cho Cơ quan điều tra, Công an TP. Hải Phòng để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, tình trạng vận chuyển, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc vào thị trường nội địa tiêu thụ còn diễn biến phức tạp. Dường như việc phạt vi phạm hành chính với các đối tượng kinh doanh loại hàng hóa này vẫn chưa đủ sức răn đe, dẫn tới biểu hiện “nhờn luật”. Không chỉ thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được vận chuyển qua các đường tiểu ngạch có nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, mà đối với thực phẩm xách tay cũng có những dấu hiệu bất thường, khiến cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng về chất lượng khi mua thực phẩm về chế biến bữa ăn cho gia đình.
Sản phẩm được bán online với lời giới thiệu hàng xách tay chính hiệu.
Mối lo “thực phẩm xách tay” 
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm chất lượng, thị trường xuất hiện nhiều nguồn cung, từ thực phẩm nhập khẩu tới thực phẩm xách tay… Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn cung an toàn, không ít người tiêu dùng đã mua phải hàng giả, hàng nhái từ những tiểu thương hám lợi.
Khảo sát của phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) tại một số địa chỉ bán hàng xách tay và tìm hiểu qua một số người bán hàng online ở Hà Nội thì thực phẩm là mặt hàng đa dạng, phong phú và được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất.
Tại một cửa hàng chuyên kinh doanh hàng xách tay từ các nước Nhật, Hàn, Mỹ, Úc ở Mỹ Đình (Hà Nội), có đủ các loại thực phẩm gồm: Sữa, ngũ cốc, phô mai hun khói, đùi ngỗng, rong biển, cả gia vị, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm dành riêng cho làm bánh… Giá các sản phẩm khá phù hợp, từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm.
Thực phẩm được bán online mà không rõ nguồn gốc và dán mác "hàng xách tay".
Đồng hành với hoạt động kinh doanh qua cửa hàng, trên các trang bán hàng online như Lazada, Shopee, người tiêu dùng cũng dễ dàng tìm thấy các loại gia vị của Nhật Bản, Hàn Quốc hay nguyên liệu làm bánh như bột, mật ong, bột ngũ cốc Calbee, nước cốt rau củ, các loại sốt, mỳ chính, dầu ăn...
Qua tìm hiểu của phóng viên Tạp chí CHG, dầu ăn, các loại hạt nêm, ruốc cá, sữa công thức, bột làm bánh của Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức là những thực phẩm được khách hàng tin dùng.
Các loại gia vị được đóng gói đa dạng, có những gói nhỏ 50g cho khách hàng dùng thử. Giá cho các sản phẩm cũng không quá cao, chỉ từ vài chục nghìn đồng cho các gói 50g hạt nêm, mì chính, bột bánh.
Ví dụ, hạt nêm cá cơm Ajinomoto (Nhật Bản) 56g có giá 65.000 - 70.000 đồng, hạt nêm gà Aeon (Nhật Bản) 56g giá 55.000 đồng, dầu ăn hướng dương của Nga giá bán lẻ 45.000 đồng/lít, tương đương với giá dầu ăn trong nước, nhưng chất lượng đảm bảo hơn theo đánh giá của nhiều khách hàng.

Song song với các loại hình kinh doanh nêu trên, thực phẩm xách tay cũng dễ dàng mua được từ một số người bán hàng online qua mạng xã hội. Thường những người bán hàng này có người nhà, người quen sống và làm việc bên nước ngoài, đặt hàng về bán theo yêu cầu của khách hàng.
Nguồn hàng xách tay trên thị trường rất đa dạng, phong phú, đến từ nhiều nước. Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù các nguồn hàng này được kiểm duyệt rất gắt gao tại các cửa khẩu, sân bay, nhưng vẫn có một lượng hàng giả, hàng nhái bị trà trộn trên thị trường qua các đường tiểu ngạch. 
“Nếu có nguồn cung tin cậy như người nhà, bạn thân, người quen đang sống và làm việc bên nước ngoài mua giúp hàng gửi về, thì nguồn hàng đó là chất lượng nhất”, chị Thùy Dung (Hà Nội) cho hay.
Bởi thông thường, hàng mua tại các cửa hàng, siêu thị bên nước ngoài đều là hàng nội địa sản xuất tại các nước đó, chất lượng được đề cao hơn hàng do nước thứ ba sản xuất theo đơn đặt hàng. Một phần lớn hàng nhập khẩu tại Việt Nam là hàng nước ngoài liên doanh, hàng do nước thứ ba sản xuất.
Hàng nội địa nhập khẩu giá sẽ cao hơn hàng xách tay vì phải chịu thuế cao, lại qua nhiều khâu trung gian hơn hàng xách tay ký gửi theo khách hàng đi máy bay.
Như vậy, với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, việc lựa chọn thực phẩm ngoại nhập cho bữa ăn gia đình là nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, giữa đa dạng nguồn cung, khách hàng không dễ dàng để chọn cho mình một nguồn cung tin cậy. Để thực hiện được điều này, người mua cần phải nắm bắt những thông tin cơ bản về mã nước sản xuất, mã vạch, hạn sử dụng cũng như cách phân biệt hàng giả, hàng nhái để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng.
Nếu không tìm được nguồn hàng xách tay tin cậy, thì có lẽ lựa chọn mua thực phẩm nước ngoài từ các trung tâm thương mại lớn sẽ mang đến cho người tiêu dùng sự yên tâm, và đảm bảo nhất bởi ít ra đó là những hàng hóa đã qua kiểm duyệt, cấp phép./.
Theo pháp lệnh hàng hóa, người mua phải được nắm đầy đủ những thông tin trung thực về sản phẩm. Trong khi đó, những rủi ro tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm “xách tay” không phải không có, đặc biệt với thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Khi người sử dụng gặp phải những hậu quả tiêu cực do dùng thực phẩm “xách tay” thì không một tổ chức nào tại Việt Nam có trách nhiệm giải thích hay bồi thường thiệt hại. Điều này cũng có nghĩa là lợi ích của người tiêu dùng không được bảo vệ khi họ sử dụng thực phẩm “xách tay”. Bởi vậy, đây cũng là điều mà người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước việc lựa chọn hàng “xách tay” hay những sản phẩm nhập khẩu hợp pháp.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3