Xử phạt 8 cơ sở chế biến thực phẩm không an toàn


(CHG) Công an tỉnh Thanh Hoá đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và phát hiện các quán ăn uống lẩu nướng trên dọc tuyến Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa đã vi phạm về an toàn thực phẩm.
 
 
Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ.
Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 8 tổ công tác phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đồng loạt tiến hành kiểm tra hành chính đối với 8 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống lẩu nướng trên dọc tuyến Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa.
Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở kinh doanh này đều có nhiều vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, như: Không có giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; không bảo đảm dụng cụ để thức ăn chín, sống lẫn lộn; không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, hợp đồng chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm; dụng cụ thu gom rác không đảm bảo; cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng, không được che kín; khu vực chế biến thực phẩm có côn trùng xâm nhập; trang phục nhân viên không bảo đảm…
Lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong và tạm giữ gần 25kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ như nội tạng lợn, chân gà, nầm lợn, sụn lợn và các sản phẩm thịt động vật cấp đông.
Hiện, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục xác minh mức độ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 20, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã phối hợp với Công an huyện và Phòng Y tế huyện Đan Phượng kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh thực phẩm tại thôn 7, xã Trung Châu.
Tại đây, Tổ công tác phát hiện cơ sở đang lưu trữ 380kg thịt trâu đông lạnh xuất xứ nước ngoài, đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa. Kiểm tra nhiều thùng xốp khác, lực lượng chức năng thu giữ thêm 374kg thịt, xương động vật đông lạnh quá hạn sử dụng, không có nhãn hàng hóa, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Ước tính, tổng giá trị lô hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
Để xác minh nguồn gốc số thực phẩm trên, Đội Quản lý thị trường số 20 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa theo quy định của pháp luật./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3