Hướng đi mới cho thị trường xuất khẩu lao động


(CHG) Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động đã hoàn thành 54,2% kế hoạch năm 2023. Các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… vẫn đánh giá cao lao động Việt Nam ở sự nhanh nhẹn, chăm chỉ, có tay nghề vững, nên khi tiếp nhận lao động trở lại sau dịch Covid-19 họ vẫn dành sự ưu tiên nhất định cho lao động Việt Nam.

Xuất khẩu gần 60.000 lao động
Theo báo cáo về tình hình đưa lao động đi nước ngoài làm việc trong 5 tháng đầu năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 59.645 người, đạt 54,2% kế hoạch năm 2023 (mục tiêu đặt ra trong năm nay là đưa được 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) và gấp hơn 1,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái (5 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 31.229 lao động). Con số này cho thấy dấu hiệu tích cực từ lĩnh vực việc làm ngoài nước.
Việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hướng có chọn lọc hơn về trình độ và ngoại ngữ. Ảnh minh họa (TTXVN).

Về thị trường, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với 28.513 lao động, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 26.201 lao động, Hàn Quốc 1.210 lao động, Trung Quốc 729 lao động.
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đánh giá, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi tích cực sau khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, các nước dần khôi phục lại việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… vẫn đánh giá cao lao động Việt Nam ở sự nhanh nhẹn, chăm chỉ, có tay nghề vững, nên khi tiếp nhận lao động trở lại sau dịch Covid-19 họ vẫn dành sự ưu tiên nhất định cho lao động Việt Nam.
Đánh giá về tình hình xuất khẩu lao động trong thời gian qua, theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là một giải pháp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cũng như tạo điều kiện cho thanh niên có yêu cầu tiếp cận công nghệ, tác phong làm việc mới. Trong năm 2022, Việt Nam đưa được khoảng 142.000 lao động đi nước ngoài, tập trung ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, gần đây là 6 quốc gia tại các nước phát triển đang thí điểm ở khu vực châu Âu.
Trong đó, về thu nhập chỉ có 3 quốc gia trả thu nhập cao như Đức (2.500 Euro), Hàn Quốc (1.800 USD), Nhật Bản (1.500 USD), riêng thị trường Nhật Bản, gần đây do tỷ giá đồng Yên xuống thấp hơn nên người lao động cũng khó khăn hơn, còn các nước khác bình quân thu nhập chỉ từ 600-700 USD.
Theo Bộ trưởng, nhìn chung các nước đều đánh giá lao động Việt Nam có ý thức, kỹ năng, hiệu suất công việc tốt, nhưng ngoại ngữ còn kém, tổ chức kỷ luật của một bộ phận không tốt (trốn ở lại, đánh nhau, vi phạm pháp luật). Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý lao động đi và trở về. Với phương châm nâng cao năng lực đơn vị thực thi, Bộ cũng sẽ tiếp tục đàm phán lựa chọn đối tác, thị trường đến, xử lý nghiêm các trường hợp lừa đảo lao động, trục lợi chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
"Bản thân nước ta cũng đang cần lao động, nên không đưa lao động đi nước ngoài làm việc bằng mọi giá nếu không có môi trường tốt, thu nhập cao”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Tập trung thị trường chất lượng cao
Theo thống kê, lao động Việt Nam hiện có mặt ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ và làm việc trong khoảng 30 ngành, nghề khác nhau, nhưng phần lớn là làm những công việc phổ thông, không cần đến trình độ tay nghề cao. Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2021 cũng cho thấy, lao động đi làm việc ở nước ngoài đa phần là thanh niên. Tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ năm 2018 đến 2021 là hơn 250.000 người, thì hơn 47% trong số họ có trình độ học vấn cao nhất là cấp trung học phổ thông, trình độ trung học cơ sở là 23,1%.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Gia Liêm nhìn nhận, hiện nay, do yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ khiến nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ kỹ năng tại các thị trường ngày càng cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn lao động cần được quan tâm hơn nữa, đòi hỏi sự vào cuộc, nỗ lực từ nhiều phía, Nhà nước, doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Đây không phải vấn đề bây giờ mới đặt ra mà từ trước đây đã được đề cập nhiều lần. Tuy nhiên, nếu như trước đây các nước chủ yếu tiếp nhận lao động phổ thông, thì nay có nhu cầu lớn về lao động có trình độ và ngoại ngữ.
Trong năm 2023, ước tính 90% số lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ tập trung ở thị trường Đông Bắc Á. Đây cũng là những thị trường lâu năm, an toàn, có thu nhập ổn định và ưa chuộng của lao động Việt Nam. Mặc dù vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn hướng đến mở rộng các thị trường chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề cao hơn để từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động. Vì vậy hiện ngành lao động đang thí điểm đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở một số quốc gia phát triển như 6 nước ở khu vực châu Âu và hứa hẹn rất nhiều khả quan. Nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Rumani, Nam Phi, Canada… Đây đều là những thị trường có thu nhập cao và mang lại môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động.
“Để nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thành lập tổ công tác để hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc gắn kết với các doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm để tăng chất lượng nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu. Đồng thời, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng lưu ý các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc cho người lao động”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Gia Liêm nhấn mạnh.
 
 

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/mo-huong-di-moi-cho-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-175143-175143.html

Còn lại: 1000 ký tự
Giá vé hấp dẫn của Vietnam Airlines đã mở bán phục vụ mùa cao điểm hè

(CHG) Với chương trình “Bay giờ đêm, thêm giá tốt", Vietnam Airlines sẽ mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá rất hấp dẫn trong mùa cao điểm hè năm nay.

Xem chi tiết
Viện IMRIC Hội nghị đầu năm và ra mắt CLB doanh nhân

(CHG) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã tổ chức Hội nghị tân Xuân Giáp Thìn. Đồng thời ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Xem chi tiết
Cơ hội khám phá Munich với giá vé ưu đãi từ Vietnam Airlines

(CHG) - Hôm nay 21/3), hân dịp mở đường bay thẳng từ Việt Nam đến Munich, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ưu đãi cho 3 chuyến bay đầu tiên trong tuần đầu khai trương với mức giá chỉ từ 10.725.000 VNĐ/chiều (đã bao gồm thuế, lệ phí).

Xem chi tiết
Vietnam Airlines và tỉnh Sơn La ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

(CHG) - Hôm 20/3, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và UBND tỉnh Sơn La chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2028.

Xem chi tiết
TP.HCM: Cơ quan chức năng tiếp tục thu giữ hàng ngàn sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ

(CHG) - Thông tin từ Cục quản lý thị trường Tp.HCM cho biết, sau khi ra quân đồng loạt kiểm tra một số cửa hàng bán và kinh doanh phụ kiện điện thoại trên đường 3/2, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3