Thị trường lao động chuyển biến theo hướng tích cực


(CHG) Quý I/2023, cùng với những chính sách điều hành của Chính phủ, thị trường lao động đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu phát động Tháng Công nhân năm 2023.
Hiện mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người, trong đó trên 51% bổ sung vào lực lượng lao động. 
Cục Việc làm cho biết, thị trường lao động trong nước dù đang phục hồi và phát triển nhờ những chính sách điều hành của Chính phủ, nhưng chất lượng nguồn cung chưa đáp ứng được với nhu cầu thị trường tlao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.
Hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp khiến lao động khó có được việc làm bền vững và chuyển dịch linh hoạt trong thị trường lao động. Điều này dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, thời gian tới, nhờ có lợi thế của các hiệp định thương mại nên các nhãn hàng cam kết khi thị trường phục hồi vẫn tiếp tục gia công ở Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để duy trì việc làm ổn định nhằm giữ chân người lao động, nhất là lao động có tay nghề cao, góp phần ổn định thị trường lao động, sẵn sàng cho giai đoạn tái phục hồi.
Tháng 1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và nhội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội. 
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan và địa phương triển khai những giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào con người. Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực.
Cục Việc làm cũng đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng lao động; tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững; đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung – cầu lao động; hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm cho người lao động.
Các chuyên gia cho rằng, để phục hồi thị trường lao động việc làm, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, giúp hình thành một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại, bền vững và mang yếu tố hội nhập bên cạnh một hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1170/CĐ-TTg ngày 16/12/2022 về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.
Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 
Trong đó, nổi bật trong Công điện, Thủ tướng đã giao cho các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường lao động, kịp thời khắc phục các hạn chế, bất cập; từng bước tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ các nước, bảo đảm cho thị trường lao động vận hành an toàn, ổn định, đồng bộ, hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định các loại thị trường, tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực cho các động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh; có giải pháp cụ thể thúc đẩy tạo việc làm, bảo đảm thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.
 Giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
- Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực; sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị thị trường lao động phù hợp, từng bước hiện đại, minh bạch có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác làm cơ sở xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm, an sinh xã hội. 
- Tập trung rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng địa phương, từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, bảo đảm cung ứng lao động kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tăng cường các biện pháp ổn định quan hệ lao động; hỗ trợ các bên đối thoại, giải quyết các vấn đề quan hệ lao động phát sinh; triển khai các biện pháp thích hợp để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh tranh chấp lao động và bỏ việc làm; giải quyết thỏa đáng, có hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, các yêu cầu phát sinh, không để tranh chấp kéo dài, giải quyết không dứt điểm gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững

Đề tài Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững do ThS. Trần Phương Tâm An (Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3