Từ vụ án điển hình cho đến tiếng chuông cảnh tỉnh


LTS: Trong những năm gần đây, làn sóng các influencer (người ảnh hưởng) trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay YouTube đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống số của người dân. Một trong những cái tên nổi bật trong làn sóng này là Hằng Du Mục, được mệnh danh là “chiến thần” livestream với những màn bán hàng trực tuyến đầy ấn tượng. Tuy nhiên, ngày 04/04/2025, Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog, cùng cộng sự đã bị cơ quan chức năng khởi tố vì hành vi sản xuất và bán hàng giả, lừa dối người tiêu dùng. Sự việc này không chỉ là một cảnh báo cho những người làm nghề này mà còn là một bài học đắt giá cho cộng đồng influencer đang hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội.

Những giọt nước mắt hối hận muộn màng của "chiến thần" livestream Hằng Du Mục.

Bức tranh của thị trường livestream và bán hàng trên mạng xã hội
Livestream đã trở thành một trong những phương thức kinh doanh trực tuyến phổ biến nhất trong thời gian qua. Các nhà bán hàng, từ cá nhân đến các doanh nghiệp, đều tận dụng nền tảng này để tiếp cận với hàng triệu người tiêu dùng tiềm năng. Với sự phát triển mạnh mẽ của TikTok, Facebook và YouTube, các KOL (Key Opinion Leaders- người có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể), KOC (Key Opinion Consumer- người tiêu dùng chủ chốt), influencer (người có ảnh hưởng), cũng đã tìm thấy một cơ hội lớn để kiếm tiền từ các hoạt động livestream bán hàng. Nổi bật trong số đó là các nhân vật như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog, những người không chỉ có lượng fan đông đảo mà còn rất thành công trong việc bán hàng qua livestream.

Quảng Linh Vlog "mua danh bạ vạn, bán danh ba đồng".

Tuy nhiên, đằng sau sự thành công ấy là những câu chuyện không phải lúc nào cũng đẹp. Nhiều lần, người tiêu dùng phản ánh về chất lượng hàng hóa không đúng với quảng cáo, từ hàng hóa kém chất lượng, cho đến những sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng hóa gian lận thương mại, hàng hóa nhập lậu, thậm chí là hàng giả. Việc những người làm livestream bán hàng, đặc biệt là những influencer nổi tiếng, không thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm mình đang quảng bá gây ra không ít hệ lụy cho người tiêu dùng.
Từ vụ án điển hình
Ngày 04/4/2025, thông tin về việc Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cùng cộng sự bị khởi tố về hành vi sản xuất và bán hàng giả, lừa dối người tiêu dùng đã gây chấn động cộng đồng mạng xã hội. Nhóm này đã lợi dụng sự nổi tiếng và uy tín của mình trên các nền tảng livestream như TikTok và Facebook để quảng bá sai sự thật về sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera, nhằm lừa dối người tiêu dùng, cũng như sản xuất, kinh doanh hàng giả nhằm trục lợi. 
Vụ án Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog và cộng sự đã nhanh chóng trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng các influencer, đặc biệt là những hot Tiktoker đang kiếm tiền từ việc bán hàng qua mạng xã hội.
Trước vụ việc này, không ít influencer đang kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội bị người tiêu dùng nghi ngờ và chỉ trích vì bán hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật như: không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa kém chất lượng; hàng hóa gian lận thương mại; hàng hóa nhập lậu; thậm chí là hàng giả (giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hoặc giả về chất lượng), nhưng chưa bị cơ quan chức năng “sờ gáy”. Đây là một lời cảnh tỉnh đối với các KOL, KOC, influencer: cần phải có trách nhiệm lớn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ để quảng bá, bảo vệ uy tín và lòng tin của người tiêu dùng.

Nguyễn Phong Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Asialife...

Đây là vụ án điển hình, cho thấy một sự thay đổi trong quy định pháp luật đối với hoạt động kinh doanh online. Các cơ quan chức năng hiện nay không chỉ tập trung vào việc quản lý các sàn thương mại điện tử mà còn mở rộng phạm vi để kiểm soát các hoạt động bán hàng trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với những người có sức ảnh hưởng lớn. Họ cần phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm mà mình quảng bá và bán cho người tiêu dùng.
Cho đến tiếng chuông cảnh báo…
Vụ việc của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog là tiếng chuông cảnh báo mạnh mẽ đối với tất cả các nhà bán hàng online. Trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển, việc kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không thiếu thử thách. Các nhà bán hàng cần nhận thức rõ về những rủi ro pháp lý có thể xảy ra nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật.
Vụ án khởi tố đối với Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog là một bài học đắt giá cho tất cả những người làm công việc tương tự. Đặc biệt, thời gian gần đây, một số hot Tiktoker và Facebooker: HH, PT, QL, MLS, CTS, HKR, PSN, CTH, NTMM, YDPA... và Natural Thanh Thúy, thường xuyên bị nguời tiêu dùng “tố” quảng cáo “lố” về thành phần, công dụng của sản phẩm, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa gian lận thương mại... thậm chí là hàng hóa có chứa chất cấm và có dấu hiệu gian lận thuế. Những hot TikToker này đã và đang xây dựng hình ảnh, cũng như phát triển thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội. Các Tiktoker này cần nhận thức về sự nổi tiếng và ảnh hưởng của mình, không nên cho mình cái quyền có thể tự do lừa dối người tiêu dùng để kiếm lợi.

Lê Thành Công, thành viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Chị em rọt.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững và đáng tin cậy, các influencer cần phải chú trọng đến việc tự trang bị cho mình kiến thức pháp luật về việc sản xuất, kinh doanh, cũng như quảng bá sản phẩm, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Họ cũng cần phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra và xác thực thông tin về sản phẩm mà mình bán, tránh việc trở thành công cụ tiếp tay cho những kẻ lừa đảo và ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng.
Một trong những điều quan trọng nhất mà các influencer cần nhận thức là việc bán hàng trên mạng xã hội không chỉ là một công việc kinh doanh, mà còn là một hình thức cung cấp thông tin và tạo dựng niềm tin với cộng đồng. Sự tin tưởng của người tiêu dùng là tài sản quý giá nhất của mỗi người làm influencer. Vì vậy, không có lý do gì để đánh đổi niềm tin ấy vì lợi nhuận ngắn hạn.

Lê Tuấn Linh, Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty cổ phần Tập đoàn Chị em rọt

Vụ án khởi tố Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog đã phơi bày những mặt tối của công việc livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là một cảnh báo nghiêm túc đối với những người đang kiếm tiền từ công việc này, đồng thời cũng là một bài học lớn cho các Tiktoker và Facebooker khác. Họ cần phải nhận thức rõ rằng, sự nổi tiếng và ảnh hưởng mà mình có được trên mạng xã hội đi đôi với một trách nhiệm lớn lao đối với cộng đồng và người tiêu dùng. Việc bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại, hàng nhập lậu... hay lừa dối người tiêu dùng không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn làm tổn hại đến uy tín của chính mình.
Vụ án liên quan đến “chiến thần” lievestream Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog, cùng cộng sự chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng điều tra. Bài học đắt giá của người xưa để lại: “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” một lần nữa lại được minh chứng và là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các influencer: chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng thương hiệu và quảng bá những sản phẩm có giá trị thực sự.

Ngày 5/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất công tác khám xét trụ sở Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (Công ty CER) tại đường số 11, khu phố 5, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM. Qua đó thu giữ hàng chục ngàn sản phẩm kẹo Kera tại kho hàng công ty.
Việc khám xét được thực hiện từ tối 4/4. Ngoài công ty trên, cơ quan điều tra còn khám xét Công ty cổ phần Asia Life (quận Bình Thạnh) và nhiều địa điểm liên quan khác.
Còn lại: 1000 ký tự
Hộp thư ngày 22/8/2023: Phản ánh liên quan Ngân hàng Quốc Dân, Điện lực Hà Tĩnh, BV Tràng An

Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 8/8/2023: Phản ánh về Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

Hộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
​Giả trạm phát sóng điện lực lừa đảo thanh toán tiền điện

(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.

Xem chi tiết
​Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng do người nước ngoài điều hành, thu lời bất chính trên 8.000 tỷ đồng

(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết
​Hướng dẫn nạn nhân cầm “sổ đỏ” để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3