Mỹ phẩm “tự chế”, hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người dùng


(CHG) Dưới ánh đèn lung linh của mạng xã hội, nhiều video TikTok đang vẽ nên một "thiên đường làm đẹp" với các loại mỹ phẩm tự chế, tự nấu bằng tay ngay tại nhà. Tuy nhiên, đằng sau đó là vô vàn hiểm họa tiềm ẩn về sức khỏe, chất lượng sản phẩm và sự an toàn của người tiêu dùng.

Tài khoản mạng xã hội Tiktok "Cô Tuyền kem sữa tươi" và tài khoản mạng xã hội "Út Thúy" đã bán ra hàng vạn đơn hàng mỹ phẩm "tự chế".

Mỹ phẩm “nấu bằng xoong, chảo”
Thời gian gần đây, trên nền tảng TikTok xuất hiện hàng loạt video quảng cáo mỹ phẩm tự trộn, tự nấu tại nhà do một số hot TikToker nổi tiếng thực hiện. Điển hình như tài khoản TikTok: “Cô Tuyền kem sữa tươi nấu” với hơn 112 nghìn người theo dõi và hơn 511 nghìn lượt yêu thích; “Út Thúy” với 1,3 triệu người theo dõi và hơn 318 triệu lượt yêu thích; hay “NgânMiA” với gần 222 nghìn lượt theo dõi và 2,7 triệu lượt yêu thích.

Một Video quảng cáo tự nấu kem của hot Tiktoker "Cô Tuyền kem sữa tươi".

Điều đáng báo động là nhiều video của những tài khoản này công khai ghi hình quy trình sản xuất mỹ phẩm bằng các vật dụng thô sơ như chậu, nồi nhôm, xoong, chảo, thực hiện thủ công trong không gian không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không phòng tiêu chuẩn, không đồ bảo hộ, không máy móc chuyên dụng. Những video này thường được lồng ghép với hình ảnh bắt mắt, lời giới thiệu có cánh về công dụng “trắng da cấp tốc”, “trị nám thần tốc”, “mờ thâm chỉ sau vài ngày”...
Không ít sản phẩm trong các video trên được giới thiệu là “kem sữa tươi”, “kem body”, “kem trộn sữa non”, thậm chí có video còn công khai hướng dẫn cách pha trộn các chất như vitamin và khoáng chất… mà không có bất kỳ thông tin nào về tỷ lệ an toàn hay kiểm định chất lượng.
Điểm chung của những tài khoản trên là có lượt tương tác rất lớn và lượt mua hàng khủng. Cụ thể, theo thống kê trên tài khoản TikTok “Út Thuý”, tổng số lượng hàng hoá bán ra lên tới con số hơn 140 nghìn sản phẩm; Với tài khoản “Cô Tuyền kêm sữa tươi nấu” số lượng mỹ phẩm bán ra cũng đạt con số gần 47 nghìn sản phẩm… Một con số thống kê đáng báo động.

Video giới thiệu kem trộn của hot Tiktoker "Út Thúy".

TikTok hiện nay là nền tảng video ngắn có lượng người dùng cực lớn tại Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 60, nhóm khách hàng có nhu cầu làm đẹp cao. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử qua livestream, video ngắn khiến cho các sản phẩm mỹ phẩm tự chế được tiếp cận đến hàng triệu người chỉ sau vài giờ đăng tải.
Tuy nhiên, việc kiểm duyệt các nội dung đăng tải còn lỏng lẻo, quy trình hậu kiểm thiếu chặt chẽ, điều này tạo ra một "miền đất hoang" cho các loại sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, gian lận thương mại, nhập lậu… trong đó có không ít sản phẩm là mỹ phẩm, hoạt động công khai.
Nhiều người dùng, đặc biệt là những người nhẹ dạ, cả tin, bị thu hút bởi hình ảnh "thân thiện, gần gũi", "tự nhiên, lành tính" từ những video mang tính đời thường đã dễ dàng tin tưởng và đặt mua các sản phẩm mỹ phẩm “nấu thủ công” này.
Hiểm hoạ tiềm ẩn
Theo chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Tuyến: “Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm nghiệm là cực kỳ nguy hiểm. Không ít trong số các loại mỹ phẩm “tự chế” (thường gọi chung là kem trộn) rất có thể chứa các chất cấm như corticoid, hydroquinone, thủy ngân, chì, hoặc các chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế.
Những thành phần này có thể gây ra hậu quả khôn lường đối với người sử dụng: Viêm da tiếp xúc, kích ứng nặng; Phù nề, đỏ rát, nổi mẩn, tróc da; Giãn mao mạch vĩnh viễn; Rối loạn sắc tố, nám, sạm; Nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng gan, thận; Nguy cơ ung thư da nếu dùng lâu dài”.
Bên cạnh đó, chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Tuyến cũng cho biết thêm: “Người tiêu dùng khi sử dụng mỹ phẩm “tự chế” không rõ nguồn gốc chẳng khác nào đánh cược sức khỏe và nhan sắc của mình. Những sản phẩm được nấu thủ công, không được vô trùng, không kiểm soát được nồng độ hoạt chất có thể gây dị ứng nặng, thậm chí để lại di chứng lâu dài.”
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP, mỹ phẩm muốn lưu hành tại Việt Nam bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm tại cơ quan quản lý có thẩm quyền. Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu, điều kiện vệ sinh và hồ sơ pháp lý liên quan. Tuy nhiên, các “lò mỹ phẩm” trên TikTok hoàn toàn không có dấu hiệu thực hiện quy trình này.
Với những gì đã và đang được chính các hot TikToker như “Cô Tuyền kem sữa tươi nấu”, “Út Thúy” và “NgânMiA”, đăng tải công khai trên nền tảng mạng xã hội, không ít người tiêu dùng đặt nghi vấn liệu những boss này có đang quá coi thường các quy định pháp luật? Đồng thời, giả thuyết của không ít người tiêu dùng về hành vi gian lận thuế (thậm chí không thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước) đang được những boss này thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có chủ đích?

Công khai quảng cáo "tự chế" mỹ phẩm.

Để xảy ra tình trạng trên, nền tảng mạng xã hội TikTok phải chịu một phần trách nhiệm. Bởi, tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử đã quy định rõ: mạng xã hội có chức năng bán hàng phải thông báo hoặc đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, đồng thời phải có biện pháp giám sát sản phẩm/dịch vụ bị cấm, bị hạn chế hoặc vi phạm pháp luật.
TikTok hiện đang bị đặt dấu hỏi lớn về trách nhiệm trong việc quản lý nội dung và sản phẩm xuất hiện trên nền tảng của mình. Việc để các video vi phạm an toàn người tiêu dùng tồn tại, lan truyền nhanh chóng không chỉ tạo điều kiện cho hàng hóa kém chất lượng phát tán mà còn tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, quảng cáo mỹ phẩm trái phép trên nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Cần có chế tài nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất mỹ phẩm “chui” và livestream bán hàng không phép.
Không thể phủ nhận việc làm đẹp là nhu cầu thiết yếu, chính đáng. Tuy nhiên, làm đẹp phải an toàn và có hiểu biết. Việc sử dụng sản phẩm không có kiểm định, không nhãn mác, không thông tin nhà sản xuất rõ ràng là hành vi tự đặt mình vào nguy cơ.
“Người tiêu dùng nên: Mua mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được công bố lưu hành tại Việt Nam; Tìm hiểu kỹ thành phần, công dụng, hạn sử dụng; Không tin vào những quảng cáo “trắng da cấp tốc”, “trị nám thần kỳ”; Cảnh giác với các video “tự nấu”, “tự trộn” mỹ phẩm; Báo cáo vi phạm cho nền tảng và cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi đáng ngờ”, bà Nguyễn Thị Tuyến đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng.
TikTok và các nền tảng mạng xã hội đang trở thành kênh tiếp thị đầy quyền lực, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được kiểm soát đúng cách. Mỹ phẩm là sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe, vẻ ngoài và cả tâm lý con người, vì thế không thể dùng sự dễ dãi để chọn lựa.
Cảnh báo từ những "nồi kem sữa tươi" đang sôi sục trên TikTok không chỉ là hồi chuông về một xu hướng làm đẹp lệch chuẩn, mà còn là lời nhắc nhở cho người tiêu dùng: Làm đẹp là quyền của bạn, nhưng đừng để nó trở thành cái giá phải trả cho sự thiếu hiểu biết và cả tin.

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines tung đợt vé Tết ưu đãi chỉ 666.000 đồng

(CHG) - Vietnam Airlines triển khai chương trình ưu đãi đồng giá vé Tết Ất Tỵ 2025 chỉ từ 666.000 đồng/chiều cho hạng Phổ thông và 1.868.000 đồng/chiều cho hạng Thương gia (các mức giá đã bao gồm thuế, phí).

Xem chi tiết
Phú Yên: Thu giữ hơn 320 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

(CHG) Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra 02 cơ sở kinh doanh đang bày bán phụ tùng xe máy các loại Honda và Yamaha thu giữ hơn 300 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines hợp tác với Safran Seats của Pháp bảo dưỡng và nâng cấp máy bay

(CHG) - Mới đây Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký kết bản hợp tác với Safran Seats về việc cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, bố trí lại cấu hình ghế máy bay và cài đặt hệ thống kết nối internet trên không.

Xem chi tiết
2
2
2
3