(CHG) TEELAB – một thương hiệu thời trang được người tiêu dùng (nhất là giới trẻ) tin dùng và gửi gắm niềm tin. Tuy nhiên, thay vì bảo vệ quyền lợi khách hàng, một số cửa hàng mang thương hiệu thời trang TEELAB lại có nhiều dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm thời trang. Bởi vậy, người tiêu dùng khó tránh khỏi băn khoăn: thời trang TEELAB đã thực sự vì quyền lợi người tiêu dùng?
Website chưa thông báo với Bộ Công thương
Ngày 17/12/2023, Tạp chí điện tử có đăng tải bài viết: “Toàn bộ cửa hàng thời trang TEELAB vi phạm các quy định của pháp luật”, thông tin về hàng hóa tại cửa hàng thời trang mang thương hiệu TEELAB (số 6 Mê Linh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh phúc) “không thể hiện được đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa; địa chỉ sản xuất; không có chứng nhận hợp quy...”. Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã tạm thời niêm phong toàn bộ số hàng hóa trên, chờ xử lý theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra đột xuất cửa hàng thời trang mang thương hiệu TEELAB (6 Mê Linh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và niêm phong toàn bộ hàng hóa vi phạm, chờ xử lý theo quy định của pháp luật.
Website http://teelab.vn có chức năng đặt hàng, thế nhưng trang web này lại chưa thông báo với Bộ Công thương.
Thực tế, khi truy cập vào website http://teelab.vn, phóng viên nhận thấy tại trang chủ thể hiện phần giới thiệu các sản phẩm mang thương hiệu TEELAB, cùng các mục: Chính sách đổi trả; bảng size; kiểm tra đơn hàng và hệ thống các cửa hàng, góc phải của website luôn hiển thị giỏ hàng.
Tuy là một website có chức năng bán hàng, thế nhưng trang web này không thể hiện dấu tích màu xanh, hoặc đỏ đã được thông báo với Bộ Công thương. Khi phóng viên tra cứu tại http://online.gov.vn, trang website http://teelab.vn không có giữ liệu hiển thị.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: “ Đối với bất kỳ một trang web của công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể… thì việc đăng ký thông tin website với Bộ Công Thương là việc làm bắt buộc. Tại thông tư 47 của Bộ Công Thương, hướng dẫn các công ty, tổ chức đăng ký, thông báo website, app lên cổng thông tin của Bộ Công Thương, nhằm bảo vệ các công ty và người tiêu dùng với các thông tin minh bạch. Tránh các thông tin giả danh công ty xây dựng các kênh bán hàng, quảng cáo gây thiệt hại cho các công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh doanh”.
Cũng theo ông Nguyễn Lê Hoan: “Tại điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), vi phạm này bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Đây là mức phạt áp dụng cho việc không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng”.
Tiếp tục vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn?
Không chỉ có dấu hiệu vi phạm trong việc chưa thông báo website bán hàng với Bộ Công thương, người tiêu dùng còn thông tin việc cửa hàng thời trang mang thương hiệu TEELAB (địa chỉ 161 Hai Bà Trưng, thành phố Thái Bình) vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn hàng hóa hàng hóa.
Cửa hàng thời trang mang thương hiệu TEELAB địa chỉ 161 phường Hai Bà Trưng, thành phố Thái Bình.
Khảo sát của phóng viên tại cửa hàng trên cho thấy: nhiều sản phẩm đang bày bán tại đây thiếu những thông tin tối thiểu về thành phần của sản phẩm; đơn vị sản xuất sản phẩm; hợp quy của sản phẩm... Thậm chí, trong quá trình khảo sát ngày 19/11/2023, cửa hàng trên còn ngang nhiên kinh doanh một số sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam: Chanel; Gucci; NY; Nike. Nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài, có dấu hiệu mập mờ về nguồn gốc xuất xứ.
Nhiều sản phẩm được bày bán tại cửa hàng thời trang mang thương hiệu TEELAB ( 161 phường Hai Bà Trưng, thành phố Thái Bình) có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn sản phẩm.
Trước đó, ngày 19/11/2023 trong quá trình khảo sát, phóng viên ghi nhận cửa hàng trên ngang nhiên bày bán một số sản phẩm hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Theo thông tư số 07/2018/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành, bắt đầu từ ngày 01/01/2019, các sản phẩm dệt may, hàng may mặc (quần, áo, vải, thảm, găng tay, chăn, ga, gối, đệm, giày, dép, mũ, khăn, khẩu trang, Bộ quần áo bảo hộ...) trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT để được phép gắn dấu hợp quy (CR) lên nhãn mác của các sản phẩm, tránh các rủi ro pháp lý. |
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết