Bài 2: Cách phân biệt bột ngọt thật - giả


(CHG) Trước thực trạng bột ngọt giả tràn lan trên thị trường, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo việc sử dụng bột ngọt giả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do đó, người dùng cần tìm hiểu nhãn mác, tem bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng trước khi mua dùng.
Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh vừa thu giữ gần 500 bao nguyên liệu và bột ngọt không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến cho người dân hoang mang khi sử dụng để chế biến món ăn cho gia đình. Theo đó, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tây Ninh tiến hành kiểm tra kho chứa hàng do ông Nguyễn Văn Lũy (sinh năm 1988) và bà Đặng Hồng Châu (sinh năm 1988, ở tổ 5, khu phố Gia Lâm, phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) làm chủ.
Thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện các công nhân tại đây đang tiến hành pha trộn 100 bao bột ngọt, bao bì in hình 2 con tôm đỏ, có chữ nước ngoài (loại 25kg/bao) và 2 bao muối loại 50kg/bao để tiến hành xay, đóng gói thành 104 bao bột ngọt thành phẩm, bán ra thị trường.
Lực lượng cảnh sát môi trường đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ 41 bao muối, 331 bao bột ngọt chưa pha trộn và 104 bao bột ngọt thành phẩm; 1 máy trộn, xay; 1 bàn cân; 1 máy may bao.
Liên quan đến vấn đề này, theo các chuyên gia, tùy vào bản chất của loại bột ngọt không rõ nguồn gốc như có đủ hàm lượng bột ngọt, có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), có đáp ứng về mặt các tiêu chuẩn (vi sinh, kim loại nặng, độc chất...) hay không mới có thể kết luận chính xác loại bột ngọt này có tác hại như thế nào.
Khi mua và sử dụng phải loại sản phẩm này, trước mắt, người tiêu dùng đã bị mất tiền oan, nếu không đảm bảo về mặt ATVSTP thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể như gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Về lâu dài, nếu có chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận của cơ thể hoặc 
Bên cạnh đó, việc sử dụng bột ngọt giả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, không bảo đảm ATVSTP, về lâu dài sẽ dẫn tới việc chất độc hại tích tụ trong cơ thể và gây bệnh mạn tính...
Không riêng bột ngọt, tất cả các loại phụ gia nếu không có tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP thì không được sử dụng trong thực phẩm. Người tiêu dùng nên mua bột ngọt ở những cửa hàng có uy tín. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên tìm hiểu nhãn mác, tem bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng sản phẩm.
Với công nghệ sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, nếu không để ý quan sát và tìm hiểu kỹ, nhiều người tiêu dùng sẽ khó phân biệt sản phẩm bột ngọt giả đang bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hàng giả dù có tinh vi đến đâu cũng bộc lộ những dấu hiệu nhận biết. Do đó, người tiêu dùng cần chú ý những đặc điểm sau để phân biệt hàng thật, hàng giả.
Về bao bì: Các nhãn hàng bột ngọt chính hãng thường có hình biểu tượng của sản phẩm rõ ràng; màu chữ đỏ tươi; bao bì dày, mềm mại, không nhăn. Hàng giả có biểu tượng của sản phẩm ngả sang màu vàng sậm, nhòe, không đọc được dòng chữ bên trong hoặc rất mờ; màu chữ đỏ sẫm; bao bì giòn, cứng và dễ nhăn nheo. Các mẫu mã bột ngọt làm giả các thương hiệu lớn như Vedan, Miwon, A-one.
Về quy cách đóng gói: Hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau và không nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau. Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc. Cánh bột ngọt to, sóng đều, không gãy là hàng thật. Cánh không đều, gãy, có nhiều bụi trắng là hàng giả.
Về trọng lượng: Hàng thật có trọng lượng tịnh luôn đúng với trọng lượn ghi trên bao bì. Nếu trọng lượng tịnh ít hơn hoặc gần tương đương với trọng lượng ghi trên bao bì là hàng giả.
Quan sát hạt bột ngọt: Bộ ngọt thật thường các hạt đều nhau, to và không bị gãy. Bộ ngọt giả thương đóng bụi trắng, thường vỡ vụn nhiều. Tuy nhiên bột ngọt cũng có loại hạt to hạt nhỏ, nhưng hạt vẫn đều nhau và không bị nát vụn.
Nhận biết bằng cách hơ trên ngọn lửa: Cho một vài hạt bột ngọt lên 1 cái muỗng rồi hơ trên ngọn lửa. Nếu thấy có mùi giống như mùi tóc, lông bị cháy thì là bột ngọt thật, còn không có mùi gì hoặc có mùi khác lạ thì là bột ngọt giả. Bột ngọt giả sẽ không tan hết trong nước. Cho 1 muỗng cà phê bột ngọt vào 1 ly nước khuấy đều, quan sát thấy bột ngọt tan hết trong nước thì đây là bột ngọt thật, còn không tan hết trong nước hoặc rất lâu mới tan thì là bột ngọt giả.
Nếm: Cho khoảng nửa muỗng cà phê bột ngọt vào 1 ly nước khuấy cho tan rồi nếm thử, nếu cảm nhận được vị ngọt dịu là bột ngọt thật. Còn khi nếm thấy có vị lạ hoặc có vị hoặc có vị thàm the the đầu lưỡi thì là bột ngọt giả.
Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh bột ngọt trong những tháng cuối năm.
Theo quy định của pháp luật, tại điều 193 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và phụ gia thực phẩm” ghi rõ: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và phụ gia thực phẩm thì bị phạt tù từ 2 - 5 năm, bất kể số lượng và giá trị là bao nhiêu.
Nếu có thêm tình tiết tăng nặng như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... mức án tù tăng lên từ 5-10 năm, 10-15 năm, 15-20 năm và cao nhất là tù chung thân. Cá nhân phạm tội còn có thể bị phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tại điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018 còn quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương phẩm, với mức xử phạt thấp nhất là 01 tỷ đồng và cao nhất lên đến 18 tỷ đồng. Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng nhiều người, gây ra sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. 
Như vậy, với những thay đổi, bổ sung trong Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018, các cơ quan chức năng đã có thể mạnh tay xử lý những trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3