Bài 2: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ bản quyền âm nhạc


(CHG) Thời gian gần đây, hàng loạt vụ tố vi phạm bản quyền âm nhạc với các tác phẩm âm nhạc lại khiến dư luận búc xúc. Dù đã có Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng dường như việc kiểm soát những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng khó lường. Điều này đang cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm bảo vệ bản quyền âm nhạc cho các tác giả, nhà quản lý văn hoá.

Đã có luật nhưng xâm phạm bản quyền vẫn diễn ra?
Gần đây, nhiều vụ ồn ào khi các ca sĩ cover lại các bài hát mà không xin phép, gây ra nhiều tranh cãi về bản quyền. Điển hình như việc ca sĩ Đan Trường đã biểu diễn bài hát Từng yêu (tác giả Đình Dũng) trong hai năm liền mà chỉ xin phép qua nhắn tin có một lần.
Còn ca sĩ Lệ Quyên cũng bị phản ứng khi biểu diễn ca khúc Ai chung tình được mãi (tác giả Đông Thiên Đức) tại Nha Trang và Đà Lạt,
 nhưng không xin phép . 
Rồi đến việc ca sĩ Nam Em đã tự ý hát Mình yêu đến đâu thôi vẫn trong thời hạn bán độc quyền cho ca sĩ Tóc Tiên. Thậm chí, Nam Em còn ghi hình, chia sẻ video trên YouTube sau đó mới gửi mail xin phép tác giả. Ca sĩ này còn vi phạm bản quyền của nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền và tác giả Trần Duy Khang khi tự ý sử dụng ca khúc của họ không xin phép. 
Nổi cộm nhất về việc vi phạm bản quyền âm nhạc phải kể tới nghệ sĩ Trinh Hương (đại diện gia đình nhạc sĩ Phú Quang) đã lên tiếng khi Đông Đô Show sử dụng các nhạc phẩm của cố nhạc sĩ trong đêm nhạc Hà Nội phố 2
, nhưng không được sự đồng ý. Đơn vị tổ chức giải thích không mang các bài hát của Phú Quang vào chương trình, nhưng khán giả yêu cầu nên khó từ chối! Liệu rằng đó là câu trả lời thích đáng hay không? Sau đó dư luận lên án, Đông Đô Show gửi tiền thanh toán bản quyền cho gia đình nhạc sĩ nhưng bị trả lại. Thời gian qua nhiều ca sĩ cũng tự ý sử dụng ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang để hát ở phòng trà mà không hề xin phép gia đình cố nhạc sĩ. Đó là một hành vi vi phạm bản quyền cần được bảo vệ.
Hiện nay có nhiều tác giả đã ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Việt Nam để khai thác các ca khúc. Người sử dụng chỉ cần liên hệ với trung tâm, ký hợp đồng, thanh toán theo hướng dẫn. Trường hợp tác giả không uỷ quyền cho Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả thì có thể liên hệ trực tiếp tác giả để thanh toán.
Dù tiền tác quyền để cover bài hát chia sẻ trên YouTube, biểu diễn không cao nhưng văn hoá, ý thức tuân thủ pháp luật là vấn đề lớn trong việc tôn trọng bản quyền. 
Thực tế ở nhiều quốc gia, vi phạm bản quyền được nhận thức là hành vi nghiêm trọng, nhưng tại Việt Nam vẫn bị coi nhẹ. Nhiều khi tâm lý ngại kiện tụng, ngại va chạm pháp luật khiến các hành vi vi phạm bản quyền vẫn diễn ra thường xuyên. Phần lớn những vụ vi phạm, người vi phạm chỉ lên tiếng xin lỗi trước công chúng mà dường như chưa có xử phạt theo quy định.
Theo quy định tại khoản 5 điều 1 Nghị định 15/2016/NĐ- CP, trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải có "một văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng, hoặc văn bản thoả thuận với tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả". Tuy nhiên hiện Nghị định 11/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 15/2016/NĐ-CP) đã không quy định yêu cầu cung cấp văn bản cam kết/thoả thuận như trên. 
Tại điều 13 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính cho hành vi biểu diễn tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả chỉ là 15 triệu đồng với cá nhân vi phạm và gấp đôi nếu là nhà tổ chức chương trình. Bên cạnh đó còn buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm. Liệu mức chế tài như vậy đã có đủ sức răn đe hay chỉ là "muối bỏ bể". 

Ca sĩ Nam Em bị "tố" biểu diễn ca khúc "Mình yêu đến đây thôi" không phép (theo Phunuonline).
Nâng cao trách nhiệm bảo vệ bản quyền âm nhạc
Việc xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả âm nhạc gần đây, ngoài nguyên nhân có tổ chức, cá nhân cố ý tìm cách trục lợi, một phần lỗi là do các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không cẩn trọng trong vấn đề bảo vệ bản quyền.
Nhạc sỹ Trần Thanh Tùng thừa nhận, do chưa tìm hiểu kỹ các nội dung liên quan đến quyền tác giả, thiếu thận trọng khi giao dịch, thỏa thuận nên thường xuyên bị vi phạm bản quyền tác phẩm. Nhạc sỹ Doãn Nho cho rằng, nhạc sỹ cần nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả, thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường âm nhạc, tìm hiểu và ủy thác việc quản lý, khai thác tác phẩm cho những cơ quan, tổ chức uy tín, minh bạch để hạn chế tình trạng vi phạm.
Theo ông Đinh Trung Cẩn, Tổng giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, hiện tại Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đang hỗ trợ các thành viên gặp phải các tình huống không mong muốn khi ký kết hợp đồng ủy thác; phối hợp xử lý, ngăn chặn tình trạng một số tổ chức, cá nhân lạm dụng công cụ xác nhận quyền trên mạng xã hội để cố ý chiếm đoạt bản quyền, nội dung âm nhạc nhằm trục lợi...
Hiện nay, có nhiều tổ chức tham gia vào việc bảo hộ quyền tác giả như Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam. Ông Bùi Nguyên Hùng, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, Hiệp hội sẽ tư vấn, hỗ trợ, hợp tác với các tác giả về các biện pháp bảo vệ quyền lợi của họ trong vấn đề sở hữu tác phẩm. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam cũng là tổ chức xã hội – nghề nghiệp đang tích cực đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh, âm nhạc tại Việt Nam...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt khẳng định, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, trước thực tiễn còn bất cập, vướng mắc trong thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan, Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cần tăng cường tham mưu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là việc đưa nội dung này trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, tạo công cụ quản lý hiệu quả về quyền tác giả, quyền liên quan; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền tác giả... Đây là cơ chế, biện pháp đẩy lùi các vi phạm quyền tác giả âm nhạc, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động sáng tạo, thụ hưởng âm nhạc.
 
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã đạt được những thành tựu như: Từ 247 tác giả ủy quyền trong ngày đầu thành lập, hiện Trung tâm đã có trên 5.300 tác giả, nhạc sỹ Việt Nam ủy quyền; trên 5 triệu tác giả quốc tế ủy quyền cho Trung tâm quản lý khai thác tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam. Trung tâm đã ký hợp đồng song phương với 87 tổ chức bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tương ứng trên thế giới có phạm vi điều chỉnh ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số tiền bản quyền thu được trên 1.000 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ thuế nhà nước gần 100 tỷ đồng.
 
Bài 3: Cảnh báo: Vi phạm bản quyền trên không gian mạng 
Còn lại: 1000 ký tự
Hà Tĩnh: Bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

(CHG) Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Xem chi tiết
Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình kiểm tra, xử phạt 01 cửa hàng kinh doanh quần áo, với số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
2
2
2
3