Bài 2: Nhiều khó khăn khi xác định bảo hộ những nhãn hiệu nổi tiếng


(CHG) Trong việc xây dựng pháp lý cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là kinh tế số, cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là nhu cầu cần thiết được thiết lập ở nước ta. Do đó, việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng, sẽ tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút nhà đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Hoàn thiện thể chế, chính sách về lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn quan trọng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030… Gần đây nhất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua với số phiếu nhất trí cao.
Cũng trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực đối với việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức… bởi việc nhận diện và đưa ra giải pháp liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, giữa nhóm chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử với tư cách người bán, và hoạt động thương mại dựa trên dịch vụ trung gian trên internet (mạng xã hội và sàn thương mại điện tử) đang có những vấn đề chưa thể khắc phục được.
Theo đại diện Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, số lượng các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng ở cả 2 lĩnh vực là tên miền và mua bán trên mạng. Đây là những hiện tượng khó khăn không phải chỉ riêng ở Việt Nam, mà là vấn đề phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề này trở nên khó khăn hơn ở Việt Nam, do việc xử lý chủ yếu bằng biện pháp hành chính, tòa án thụ lý rất ít những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực này. 
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó mục tiêu quan trọng của chiến lược này là “Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể”. Theo đó, chiến lược sở hữu trí tuệ đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, từ các giải pháp về chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, nguồn lực… đến các hoạt động hỗ trợ, nhưng để thực hiện được những mục tiêu này không thể là việc của “một sớm một chiều”. Và dù đã có các biện pháp để ngăn chặn hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ cũng như các hình thức xử lý, nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Đòi hỏi doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, để chung tay ngăn chặn tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ một cách triệt để.

Cần bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.

Cần hiểu rõ về lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu
Chuyên gia Nguyễn Hoàng Nam (Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong thực tế, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với mong muốn đảm bảo môi trường kinh doanh và phát triển lành mạnh. Còn đối với doanh nghiệp nước ngoài, nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu sẽ tạo một thị trường luôn đảm bảo an toàn cho uy tín, chất lượng của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại. Tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Do đó, cần cơ chế bảo hộ thực thi hiệu quả để đảm bảo các quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu và các chủ thể liên quan.
Tại Việt Nam, định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên được quy định tại điểm b, khoản 8, điều 2 của Nghị định 06/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1966 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Theo đó, “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi”.
Khoản 20, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Điều này có nghĩa là dù nổi tiếng như thế nào trên thế giới đi chăng nữa, mà người tiêu dùng tại Việt Nam không biết đến thì nó cũng không được xem là nổi tiếng.
Đến năm 2022, nhằm phù hợp với các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên các quy định của công ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 có sự thay đổi trong cách xác định đối tượng nhận biết, cụ thể là định nghĩa “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam (Khoản 20, Điều 4).
Ngoài những đặc điểm của nhãn hiệu thông thường, để phân biệt việc đầu tiên nhãn hiệu nổi tiếng không phải xác lập quyền dựa trên cơ sở thủ tục đăng ký, có nghĩa không áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để xác định bảo hộ quyền sở hữu công nhận như những nhãn hiệu thông thường. Thứ hai, nhãn hiệu nổi tiếng không bị giới hạn quyền trong phạm vi nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký. Đặc điểm này cho thấy, phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhiều so với nhãn hiệu thông thường. Thứ ba, nhãn hiệu nổi tiếng là đối tượng dễ bị xâm phạm, bởi tính phổ biến và giá trị thương mại cao.
Với những quy định hiện nay, đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của nước ta còn nhiều khó khăn trong việc xác định bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể, về quy định chứng minh trước khi bảo hộ, Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay là một trong những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, để hai cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ và Tòa án xác định các tiêu chí để công nhận bảo hộ. 
Việc chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn rõ ràng các tiêu chí này sẽ khiến phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình thực hiện pháp luật. Những quy định công khai đối với các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, cũng góp phần hạn chế sự cảm tính trong việc công nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của Cục Sở hữu trí tuệ và Tòa án. Bên cạnh đó, cụm từ người tiêu dùng trong tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, cần được quy định lại để phù hợp với định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay, thống nhất việc sử dụng từ ngữ trong văn bản luật.
Đối với việc đánh giá duy trì sự nổi tiếng trong thời hạn bảo hộ, pháp luật hiện tại chưa có quy định về đánh giá duy trì sự nổi tiếng trong thời hạn bảo hộ. Sau khi một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, cần được xây dựng quy trình đánh giá về trạng thái nổi tiếng của nhãn hiệu, cũng như có sự giám sát tình trạng pha loãng nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy định về thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng chưa được xác định, nên hiểu là bảo hộ vô thời hạn, bảo vệ cho đến khi nhãn hiệu nổi tiếng bị bảo hộ hoặc thời hạn bảo hộ sẽ bị hạn chế trong trường hợp nào. Việc công nhận và quản lý nhãn hiệu nổi tiếng một cách công khai cũng nên được quy định cụ thể dưới hình thức là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hay danh mục nhãn hiệu nổi tiếng trên trang thông tin chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với việc đánh giá hủy bảo hộ, việc hủy bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng mang nhiều ý nghĩa. Một nhãn hiệu bị hủy bảo hộ, nếu có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, như có bằng chứng về việc nhãn hiệu không thuộc sở hữu của chủ sở hữu hiện tại, hoặc nhãn hiệu nổi tiếng bị sử dụng với mục đích xấu. Cần xem xét thêm về các trường hợp hủy bỏ một phần, hoặc toàn bộ hiệu lực bảo hộ trong từng trường hợp cụ thể.
Việc đánh giá bảo hộ lại, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ ngay khi được công nhận, là đáp ứng các tiêu chí theo quy định pháp luật, nên việc bảo hộ chỉ diễn ra khi một nhãn hiệu được công nhận, là nhãn hiệu nổi tiếng trước đây không còn được công nhận, và nay sẽ được công nhận trở lại. Cơ chế bảo hộ lại đối với nhãn hiệu nổi tiếng có thể sẽ xuất phát từ những quyết định sai trước đây của cơ quan có thẩm quyền, và việc đánh giá bảo hộ lại nhãn hiệu nổi tiếng như một cách khắc phục những sai phạm đó. Vì vậy, đánh giá bảo hộ lại theo tác giả là một cơ chế đặc biệt trong xây dựng cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, cũng cần xem xét về khoảng thời gian ngừng công nhận, để tránh những tranh chấp phát sinh sau này.
Trong mục tiêu thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là kinh tế số trong giai đoạn phát triển tới đây, cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là nhu cầu cần thiết được thiết lập ở nước ta.
Bên cạnh nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được nhắc đến trong Quyết định số 2205/QĐ-TTg, về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, thì nhãn hiệu nổi tiếng với tầm quan trọng của nó cần được quan tâm, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3