Bài 3: Những nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trên nền tảng thương mại điện tử


(CHG) Trong môi trường kinh tế hội nhập hiện nay, Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích, giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, nhưng môi trường kinh doanh này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
 Bà Vũ Thị Minh Tú chia sẻ tại tọa đàm “Phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử”. 
Ở Việt Nam, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đối với kết quả nghiên cứu, lao động, sản xuất, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Bên cạnh những quy định của luật pháp về sở hữu trí tuệ từ Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam cũng có những chính sách về quyền sở hữu trí tuệ, nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp và các đối tác. 
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà bán hàng, người tiêu dùng chân chính, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ, cần phải trả lời được các câu hỏi như: Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần gì? Nhà bán hàng cần trang bị những kiến thức gì? Khi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, cần quản trị và vận hành như thế nào? Làm sao để các bên hợp tác với nhau đều đảm bảo quyền lợi và hướng tới lợi ích cộng đồng?
Chia sẻ về những vấn đề nêu trên, tại tọa đàm “Phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử” được Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức, bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Đối ngoại và Chính sách công, Lazada Việt Nam đã nêu ra hàng loạt vấn đề.



Trên thực tế, với lịch sử hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái kinh doanh trên nền tảng số lành mạnh, bền vững. Lazada ngay từ đầu đã chủ chương xây dựng chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt, nhằm chống lại các hành vi vi phạm của các đối tượng xấu khi tham gia vào sàn thương mại điện tử của Lazada, gây ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu. 
Các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được Lazada đưa ra với mức độ nghiêm ngặt, nhằm bảo vệ tất cả các loại quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận, bao gồm quyền về thương hiệu, quyền tác giả, bằng sáng chế và quyền thiết kế, trong đó có thể kể đến như: Nghiêm cấm đăng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ giả mạo; nghiêm cấm các hành vi vi phạm về quyền thương hiệu, quyền tác giả hoặc công bố thông tin gây hiểu lầm về các sản phẩm được đăng bán; nghiêm cấm các hình thức vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ khác như bằng sáng chế, thiết kế hoặc bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào khác được pháp luật công nhận hoặc theo phán quyết cuối cùng của tòa án có thẩm quyền.


Theo Báo cáo thường niên về Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ tại Lazada 2021, chỉ riêng trong năm 2021, số tài khoản IPP đăng ký tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, nhưng có đến 90% các yêu cầu gỡ bỏ nộp qua hệ thống IPP được xử lý trong vòng 72 giờ, cho thấy hệ thống quản trị dữ liệu đang được vận hành hiệu quả.
Với từng nhà bán hàng khi tham gia vào hệ thống sàn thương mại điện tử của Lazada tại Việt Nam, Lazada chủ động tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông qua các lớp tập huấn trên Học viện Lazada (Lazada University). 
Thông qua các khóa tập huấn, các nhà bán hàng hiểu rõ chính sách của Lazada về các điều khoản, điều kiện của nền tảng, các chính sách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời đưa ra những quy định về việc vi phạm các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Lazada, trước tiên các tài khoản sẽ bị phạt tạm ngưng và đóng tài khoản vĩnh viễn nếu vi gây hậu quả nghiêm trọng.


Là một sàn thương mại điện tử hoạt động trên 6 thị trường khu vực Đông Nam Á: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam
, chính vì thế cho dù ở quốc gia nào Lazada đều chú trọng đầu tư một cách nghiêm túc vào công nghệ, nhằm xây dựng và vận hành nền tảng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Protection Platform).
Tại Lazada, nơi cho phép các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hay đơn vị được ủy quyền của họ gửi khiếu nại về các sản phẩm nghi ngờ vi phạm, kèm theo bằng chứng chứng minh vi phạm, trên cơ sở đó đội ngũ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Lazada sẽ phối hợp với đơn vị đó để rà soát, gỡ bỏ những sản phẩm/ dịch vụ vi phạm trên nền tảng nhanh chóng, có hiệu quả, tránh ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Với cơ chế mở, chủ sở hữu quyền chỉ cần đăng ký và nộp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trí tuệ của mình một lần duy nhất và sẽ có quyền tiếp cận, thực thi việc bảo vệ trên nhiều nền tảng của Lazada. Hiện nay, nền tảng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Lazada là kênh trực tuyến minh bạch, là cổng dịch vụ trực tuyến một cửa cho phép các chủ thương hiệu hoặc đơn vị được ủy quyền, có thể theo dõi và quản lý các yêu cầu gỡ bỏ sản phẩm vi phạm một cách hiệu quả. Và đối với những người chưa quen và hiểu về việc sử dụng quyền trên Lazada có sẵn tài liệu hướng dẫn kèm video minh họa để chủ sở hữu quyền có thể dễ dàng làm quen và sử dụng hệ thống. 


Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc nhiều mẫu mã sản phẩm, hàng hóa cho ra đời ngày càng nhiều để cung cấp thị hiếu của người dân, việc các thương hiệu ra đời nhiều hơn tạo ra sức cạnh tranh lớn với nhau. Nhưng lại là thách thức lớn với công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phòng chống hàng giả, hàng nhái vốn đã vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên liên quan, giữa chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, cần có sự đồng hành của người tiêu dùng và các bên liên quan khác, nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật được chính xác và hiệu quả.
Việc liên kết, hợp tác, trao đổi làm việc với các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật và các thương hiệu, các Hiệp hội như: Mạng lưới Chống Hàng Giả (REACT), Hiệp hội Thương hiệu Quốc tế (INTA), Viện An ninh Dược phẩm (PSI)… để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những chủ chương trọng tâm của Lazada tại Việt Nam. 
Thông qua các hoạt động hợp tác, liên kết, phát triển, phối hợp chia sẻ đào tạo giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các cơ quan chức năng liên quan, sẽ là sự cam kết mạnh mẽ, quyết tâm trong việc nỗ lực tạo ra một nền tảng thương mại điện tử đáng tin cậy cho người dùng. Song song với đó là sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo tín hiệu tích cực từ các thương hiệu, người tiêu dùng khi lựa chọn trang thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, với sự lên ngôi của lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi kèm với đó là những yếu tố rủi ro khủng hoảng sẵn sàng xuất hiện bất cứ lúc nào, chính vì thế cần nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử lành mạnh, phát triển bền vững, góp phần cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Bài 4: Đào tạo nhân lực cho ngành thương mại điện tử 4.0 phải cập nhật phương pháp đào tạo
Còn lại: 1000 ký tự
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam

CHG - Những năm gần đây, chính sách tín dụng phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu được hệ thống ngân hàng nước ta quan tâm, tích cực triển khai và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, làm gia tăng hơn nữa giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Xem chi tiết
Quốc hội triệu tập họp bất thường về công tác nhân sự

Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều ngày 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Phát huy vai trò của phúc lợi doanh nghiệp trong bảo đảm và từng bước nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân

​CHG - Tiếp nối chủ trương “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển”(1), Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội”(2); “Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân”(3)… Để thực hiện tốt những chủ trương này, bên cạnh vai trò của Nhà nước, cần phát huy sự tham gia của xã hội, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, thông qua phát triển phúc lợi doanh nghiệp.

Xem chi tiết
2
2
2
3