Bài 3: Cảnh báo: Vi phạm bản quyền trên không gian mạng


(CHG) Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ khiến các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn trong việc phát hiện, xử lý vi phạm bản quyền trong tất cả các lĩnh vực văn học, âm nhạc, điện ảnh... đã gây nhiều bức xúc cho các nghệ sĩ sáng tạo và gây tiêu cực đến toàn xã hội.
 
Poster hình Ngô Thanh Vân với nội dung cấm livestream trong rạp.
Phim chưa công chiếu đã tràn lan trên mạng
Năm 2017, một thanh niên 19 tuổi đã quay lén rồi phát trực tuyến phim “Cô Ba Sài Gòn” trên mạng xã hội. Khi đó, nhà sản xuất phim và đơn vị phát hành phim đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng xử lý người phát tán phim này. Các nhà chuyên môn đều khẳng định đây là một sự việc nghiêm trọng và tác động tiêu cực trực tiếp đến những nhà làm phim Việt Nam trong bối cảnh thị trường điện ảnh nội “đi xuống”. Nhiều trường hợp khác có hành vi tương tự, các nhà sản xuất bị tổn thất lớn hàng tỷ đồng, nhưng các đối tượng này đều không biết mình đã vi phạm pháp luật.
Trang phim lậu như phimmoi.net dù bị chặn nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục “mọc” ra vô số phiên bản khác mà không cần quảng cáo vẫn thu hút được hàng vạn người xem.
Như vậy, internet đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng cũng tạo điều kiện để các hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện dễ dàng, gây nhiều thiệt hại. Điều này đặt ra thách thức, trong đó có vấn đề về pháp lý đối với việc bảo hộ quyền tác giả, khi mà trên các nền tảng số hiện nay tràn lan những vi phạm khiến nghệ sĩ đau lòng.
Chẳng hạn, phim “Bố già” là dự án điện ảnh nổi bật đầu năm 2021. Sau thành công về doanh thu tại phòng vé trong các rạp trên cả nước, bộ phim được đưa lên ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Galaxy Play. Tuy nhiên, sau chưa đầy 24 giờ phát hành, “Bố già” trên Galaxy Play đã xuất hiện hàng chục đường link “phim lậu” khiến các nghệ sỹ làm nghề chân chính rất bức xúc. Việc này một lần nữa khiến các nghệ sĩ "bất lực" trước vi phạm bản quyền trên không gian mạng.
Hành vi xâm phạm bản quyền còn diễn ra nghiêm trọng trong các tác phẩm âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh... khi bị sao chép, ăn cắp ý tưởng. Do đó, cần có chiến lược bảo vệ, tạo hành lang pháp lý cập nhật theo tình hình mới với công nghệ hiện nay.
Theo NSƯT Thanh Điền, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp chưa đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan thực thi. Lực lượng chức năng chưa kiểm soát hết được trước sự tinh vi, ăn cắp bản quyền. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về chế tài xử phạt trên các lĩnh vực hành chính, dân sự và hình sự đối với các bên thực hiện hành vi vi phạm bản quyền, nhưng mức phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe. 
“Tôi cực kỳ lên án thái độ đi xem nghệ thuật, xem phim mà sử dụng điện thoại cá nhân để quay hình rồi tung lên mạng xã hội. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm”, NSƯT Thanh Điền bày tỏ.
NSƯT Thanh Điền kỳ vọng vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua; tạo cơ sở quan trọng để ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan trên các nền tảng số hiện nay. 
 
Vi phạm bản quyền phim truyền hình trên không gian mạng ngày một tăng. Ảnh: VTV
Vi phạm bản quyền ngày càng tinh vi hơn
Hiện nay, trên internet đang có hàng nghìn trang thông tin điện tử, mạng xã hội có nhiều nội dung đăng bài không đúng quy định, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền. Được biết, tình trạng vi phạm bản quyền đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD. Xâm phạm sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm về bảo hộ, quản lý hành chính lĩnh vực sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể đang nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội.
Với lợi nhuận lớn từ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ mang lại, ngày càng nhiều đối tượng, tổ chức bất chấp pháp luật để tổ chức thực hiện hành vi này. Với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng lớn, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống tiêu dùng, sức khỏe về vật chất cũng như tinh thần của người dân, khiến doanh nghiệp sản xuất chân chính lâm vào tình cảnh điêu đứng.
Tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ đã và đang xuất hiện ở hầu hết trong mọi ngành hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, đặc biệt trên không gian internet.
Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, như sử dụng công nghệ cao làm người tiêu dùng và cơ quan chức năng khó phát hiện. Các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển dịch từ phương thức truyền thống, sang phương thức thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo... không có giới hạn địa lý.
Tương tự, trong lĩnh vực văn học, âm nhạc, sân khấu, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư “tiếp tay” cho việc vi phạm bản quyền khi đọc, xem các bản sao chép lậu trên mạng. Thậm chí, có nhiều người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật để sản xuất những nội dung khác đưa lên mạng xã hội mà không cần xin phép hay trả tác quyền...
Thời gian qua, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã nhận được nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc… Các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che dấu thông tin chi tiết, thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Điều này cần một giải pháp phối hợp để triển khai công tác rà quét hành vi vi phạm bản quyền, lập hồ sơ và triển khai các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản quyền cho chủ sở hữu hợp pháp nội dung số trên không gian mạng.
Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như: thực hiện livestream, phát trực tiếp trên mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sử các video, sau đó đăng tải trái phép trên internet. Tính đến tháng 6/2022, cục đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến 500 website vi phạm bản quyền.
Khi sáng tác, biểu diễn… mỗi nghệ sĩ đều mong muốn đứa con tinh thần của mình được lan toả tới công chúng như một sự ghi nhận, trân trọng về tài năng, cảm xúc mà họ đã sáng tạo ra. Họ cần được tôn trọng, bảo vệ hơn thay vì bị lợi dụng điểm yếu về kiến thức luật pháp để kinh doanh, trục lợi trên sự sáng tạo của họ. 
Từ những điều nêu trên, cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ và đầy đủ hơn, những chế tài mạnh hơn cũng như sự văn minh trong cách ứng xử của các đơn vị truyền thông, trung tâm phát hành… là những điều mà các nghệ sĩ mong muốn vì đó là sẽ là nền tảng cho niềm tin để họ tiếp tục được sáng tạo và cống hiến.
 
Theo Quy định tại khoản 1 điều 20 trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Quyền tài sản bao gồm :
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Và  khoản 2 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
 Khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất.” 

Bài 4: Chung tay bảo hộ quyền tác giả để khuyến khích sáng tạo, thu hút đầu tư
Còn lại: 1000 ký tự
Hà Tĩnh: Bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

(CHG) Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Xem chi tiết
Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình kiểm tra, xử phạt 01 cửa hàng kinh doanh quần áo, với số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
2
2
2
3