Bài 3: Chung tay đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã


(CHG) Để triệt tiêu được tình trạng gian lận trong công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam, cần ban hành danh mục các loài động vật được phép gây nuôi thương mại. Đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cải thiện khung chính sách nhằm đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã.
Đàn voi ở Tây Nguyên suy giảm nhanh chóng đang cần được bảo vệ .
Cần quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi thương mại động vật hoang dã
Việt Nam hiện đang có khoảng 9.000 cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã đã được cấp phép. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn nhiều cơ sở hoạt động tự phát hoặc đang trong quá trình chờ cấp phép.
Cơ chế quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã hiện tại chưa rõ ràng và không đủ hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nhập lậu, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Các cơ sở có thể dễ dàng mua bán “giấy phép vận chuyển” để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật hoang dã.
Một số cơ sở đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã, có nguồn gốc bất hợp pháp trong một thời gian dài trước khi đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc nuôi các loài không phải là loài được cấp phép. Chính vì vậy, hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.
Nhiều đối tượng đã lợi dụng cơ chế quản lý lỏng lẻo, thiếu sự giám sát hiệu quả để thu lợi bất chính từ việc nhập lậu, hợp pháp hóa động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp.
Bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho rằng: Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã và triệt tiêu được tình trạng gian lận trong công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam, cần ban hành danh mục các loài động vật hoang dã được phép gây nuôi thương mại, đồng thời giới hạn hoạt động nuôi thương mại những loài thuộc danh mục này.
Theo ENV, danh mục sẽ giúp giải quyết các lỗ hổng trong quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam. Cụ thể, nó bảo đảm tất cả các loài động vật hoang dã không phù hợp cho nuôi thương mại sẽ không bị nuôi nhốt, buôn bán trái phép hay nhập lậu vào các cơ sở nuôi thương mại.
Từ danh mục loài động vật hoang dã được phép nuôi thương mại và cấp phép, khi kiểm tra, các cán bộ quản lý chỉ cần đối chiếu vào đây. Còn các chủ cơ sở cũng nắm rõ những loài được phép nuôi thương mại, và đầu tư nguồn lực phù hợp cho hoạt động nuôi, danh mục được ban hành có thể đi kèm với quy trình đăng ký được đơn giản hóa tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi.
Ông Thomas Lyons, Giám đốc Văn phòng Cơ quan Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho rằng: “Giải pháp lâu dài tốt nhất để đối phó với hoạt động “rửa động vật hoang dã” là thắt chặt quản lý nuôi động vật hoang dã và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về động vật hoang dã. 
Việc ban hành một danh mục các loài động vật hoang dã được phép gây nuôi, vì mục đích thương mại là giải pháp bước đầu được kỳ vọng, có thể ngăn chặn tình trạng lợi dụng lỗ hổng pháp luật về quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã, loại bỏ những tác động tiêu cực của hoạt động này đối với các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa. 
Về lâu dài, giải pháp này cũng cần kết hợp cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường thực thi pháp luật để quản lý toàn diện, hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã, vì lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tương lai an toàn cho các loài động vật hoang dã. Đồng thời, cho phép người dân phát triển kinh tế và tăng lợi nhuận, nhưng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên.
Ngăn chặn hành vi buôn bán động vật hoang dã trên môi trường số
Việt Nam với dân số gần 100 triệu dân và đã có trên 70% sử dụng internet, tạo nên sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng, ứng dụng thương mại điện tử. Vì thế, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của thương mại điện tử cùng với sức mua lớn, đã làm cho nhu cầu về các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật ngày tăng lên. Bên cạnh đó, thị trường mua bán trực tuyến còn thiếu các quy định rõ ràng để kiểm soát, ngăn chặn đã khiến các hành vi vi phạm này trở nên phổ biến hơn trên phạm vi toàn cầu.
Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng nhà thầu Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (WWF) cho biết, Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp đã tăng cường nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được chuỗi cung ứng và cách thức vận hành của các đường dây tội phạm buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Với kết nối quốc tế và khu vực, các công ty công nghệ Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, thông qua việc chặn quảng cáo, không cho phép hoạt động mua bán liên quan trên các nền tảng của mình.
Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, phát triển kinh doanh, cụ thể là hoạt động thương mại điện tử phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, trong đó có việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Hiện nay, kinh doanh có trách nhiệm và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngày càng nhận được sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Liên minh Chấm dứt buôn bán động vật hoang dã trực tuyến - tổ chức gồm 47 thành viên là các công ty công nghệ toàn cầu và khu vực, trong đó có Meta, Microsoft, Google và Lazada, với kỳ vọng hợp tác nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp khối tư nhân trong việc chống lại buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật thông qua việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đề xuất cải thiện khung chính sách.

Bên cạnh đó, dữ liệu vi phạm về động vật hoang dã của ENV cũng cho thấy xu hướng, đường dây, đối tượng cầm đầu của các đường dây buôn bán động vật hoang dã. Toàn bộ thông tin đã được ENV cung cấp cho cơ quan chức năng và thời gian tới, ENV cũng sẽ tiếp tục tổng hợp, tập hợp các thông tin cung cấp đầy đủ cho các cơ quan chức năng, với hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sử dụng những nguồn tin ban đầu này để có thể tiếp tục những điều tra chuyên sâu, xử lý các đối tượng buôn bán động vật hoang dã.
Có thể chúng ta không xem xét xử lý các đối tượng này với các quy định liên quan đến động vật hoang dã, mà có thể nghiên cứu sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác như pháp luật về rửa tiền, cho phép khởi tố các đối tượng chuyển hoặc rửa tiền, thông qua các doanh nghiệp hợp pháp. Bên cạnh đó, pháp luật về trốn thuế cho phép khởi tố những đối tượng có thu nhập đáng kể, hoặc tài sản không phản ánh đúng thu nhập chịu thuế; pháp luật về gian lận trong kinh doanh nghiêm cấm các doanh nghiệp hoạt động, với mục đích “trá hình” cho hoạt động phạm tội. Các biện pháp kiểm soát hàng hóa của ngành Hải quan cũng góp phần xử lý triệt để các đối tượng, các đường dây buôn bán động vật hoang dã.
Hình phạt nghiêm khắc hơn với những đối tượng buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là việc xử lý triệt để những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn, sẽ góp phần hạn chế được nạn buôn bán động vật hoang dã. Ngoài ra, cần tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội về việc bảo vệ động vật hoang dã để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt, buôn bán của các loại tội phạm buôn bán động vật hoang dã./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3