Bài 4: Hình thức xử phạt chưa thỏa đáng?


(CHG) Tình trạng sách giả, sách lậu tràn lan và phát triển mạnh trên không gian mạng, đã từ lâu được xem là vấn nạn của đất nước. Pháp luật đã quy định cụ thể về các chế tài xử phạt,nhưng dường như các hình phạt không đủ răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Lực lượng chức năng đã phát hiện ra kho sách giả của nhà xuất bản giáo dục.
Thời gian qua, sách giả, sách lậu vẫn tồn tại trên thị trường do nguồn lợi nhuận lớn từ kinh tế đến từ việc in và tiêu thụ xuất bản ấn phẩm. Chẳng những thế việc làm sách giả không phải đầu tư đề tài, bản thảo, không phải chi tiền bản quyền, không phải nộp thuế, chất lượng mực, giấy in và những chi phí khác cho việc hoàn thiện xuất bản phẩm, do đó để có một cuốn sách chi phí rất thấp. Dù khi bán với chương trình khuyến mại, chiết khấu cao so với giá bìa thì lợi nhuận vẫn rất cao.
Một trong những nguyên nhân nữa khiến cho tình trạng in lậu, làm giả sách chưa bị đẩy lùi, đó là các chế tài và mức phạt đối với hành vi vi phạm đó chưa đủ răn đe, trong khi lợi nhuận thu lại từ cơ sở in lậu rất lớn.
Để ngăn chặn tình trạng in sách lậu, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng chế tài luật pháp đủ mạnh nhằm xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động in ấn sách giả, nhất là sách giáo khoa, tránh ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đào tạo.
Hiện nay những quy định của pháp luật hiện hành được thể hiện trong Luật xuất bản, Luật bản quyền, Luật sở hữu trí tuệ cũng như các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành đã đảm bảo tương đối chặt chẽ trong việc quản lý các cơ sở in. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ cũng như buôn bán trên sàn thương mại điện tử nên việc giao nhận hàng hoá dễ dàng hơn với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Điều đó sẽ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, phát giác ra những đối tượng in lậu sách giả.
Sách giả, sách lậu là sách in ấn phát hành trái pháp luật. Những tác phẩm này không có văn bản chứng minh nguồn gốc xuất xứ, đồng thời không có giấy phép đăng ký xuất bản hợp pháp. 
Về kinh doanh sách giả, sách lậu là hoạt động của cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi in ấn, xuất bản, tiêu thụ các tác phẩm sách một cách trái pháp luật. 
Hiện nay, hành vi in ấn, buôn bán sách lậu có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất cũng như những hậu quả mà hành vi gây ra. 
Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về hoạt động in bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản; in tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản; in gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.
Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, hành vi kinh doanh sách giả, sách lậu bị xử lý theo các mức phạt hành chính như:
Cá nhân, tổ chức kinh doanh sách giả sách lậu bị phạt từ 1-3 triệu đồng khi: tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản; Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bội; Phát hành xuất bản phẩm nhưng không đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi: Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 50 bản đến dưới 100 bản; Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có giấy phép, hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép; Phát hành trái phép các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 5-10 triệu đồng khi: Chuyển nhượng, tẩy xóa giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; Hoạt động không đúng nội dung khi trong giấy phép đối với văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 10-20 triệu đồng khi: Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm nhập khẩu hoặc xuất bản trái phép; Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm bị đình chỉ phát hành, có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 100 bản đến dưới 300 bản; Phát hành trái phép xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 20-30 triệu đồng khi: Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhận bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên; Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản; Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép; Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản; Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trừng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.
 Điều 334 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản sẽ bị phạt tù từ 02-05 năm trong các trường hợp: có tổ chức; thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản bản thảo có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản; Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị xử phạt theo Luật bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ và các Nghị định liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan tới tác phẩm.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, so với lợi nhuận thu được từ việc in lậu, buôn bán sách lậu, sách giả, thì số tiền phạt vi phạm hành chính của Luật Xuất bản chưa đủ sức răn đe. Những “trùm” in lậu và buôn bán sách lậu vẫn tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm ngay sau khi nộp phạt. Tình trạng sách lậu, sách giả tiếp tục tràn lan trên thị trường gây khủng hoảng niềm tin ở người tiêu dùng và thiệt hại nguồn thu lớn cho ngành xuất bản.
(Còn tiếp)
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3