Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng


(CHG) Năm 2022, nhiều vụ việc vi phạm trên mạnh thương mại điện tử được lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ. Tuy nhiên, tình trạng gian lận thương mại, kinh doanh tiêu thụ hàng giả, hàng nhái trên mạng xã hội vào thời điểm những ngày cuối năm 2022 và dịp giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 không có dấu hiệu "hạ nhiệt", mà ngày càng "nóng" hơn, với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng
Theo số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, Việt Nam hiện có hơn 70% dân số sử dụng internet, trong đó có 55% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến, điều này đã tạo ra một khối dữ liệu khổng lồ trên môi trường trực tuyến.
Với sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên facebook, zalo... giúp cho việc mua sắm của người dân trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Thế nhưng, bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải đối diện với một mối nguy mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chủ gian hàng trên sàn thương mại điện tử có thể đăng hình ảnh sản phẩm, nhưng sau khi chốt đơn, người tiêu dùng có thể nhận về một sản phẩm hoàn toàn khác với lời giới thiệu ban đầu.
Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cho biết: Trong năm 2022, lực lượng công an đã bắt giữ 3.670 vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái. Trong đó, đã khởi tố 1.250 vụ, tạo sức răn đe phòng ngừa đối với các loại hình tội phạm...
Theo số liệu từ cơ quan chức năng, ước tính số lượng người mua sắm trực tuyến năm 2022 đạt 57-60 triệu người, với giá trị khoảng 6,1-6,6 triệu đồng/người. Bên cạnh các mặt hàng có chất lượng tốt thì có cả hàng hóa kém chất lượng.
Ngày càng có nhiều người mua hàng trên mạng
Theo công bố của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, người tiêu dùng cũng gặp nhiều trở ngại khi mua sắm trực tuyến, như: Chất lượng kém so với quảng cáo (42%), vận chuyển và giao nhận kém (25%), dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (22%)... Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Mỗi tháng, các cấp của hội đã nhận được 50-60 phản ánh, khiếu nại của khách hàng liên quan đến mua phải hàng kém chất lượng trên không gian mạng.
Để xảy ra tình trạng này, ông Trung cho rằng, do pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, thiếu đồng bộ và chưa theo kịp với tình hình thực tiễn với sự phát triển của thương mại điện tử như hiện nay. Cùng với đó, những thủ tục khiếu nại, khởi kiện đơn vị bán hàng kém chất lượng còn rườm rà nên hầu hết người tiêu dùng đều âm thầm chịu đựng mà không lên tiếng.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT cho biết, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ không chỉ sản xuất trong nước mà còn được đặt sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa về nội địa tiêu thụ. Trên không gian mạng, đối tượng mở gian hàng, giảm giá, khuyến mại để bán nhiều loại hàng lậu, hàng giả, sau đó xóa chứng cứ rất nhanh. Do vậy, lực lượng chức năng rất khó xử lý.
Thực tế nhiều người tiêu dùng cho rằng, “chợ mạng” giờ rất tiện nhưng cũng đầy rủi ro và lo ngại khi mua bán trên đó. Bởi thông tin qua mạng làm cho người tiêu dùng rất khó phân biệt được hàng thật, hàng giả, rất khó so sánh, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi mua bán trên mạng.
Xu hướng hiện nay ngày càng gia tăng thị phần của thương mại điện tử. Chúng ta đặt mục tiêu đạt 20% từ kinh tế số trong GDP, trong đó phần lớn là thương mại điện tử. Nếu không có chính sách cụ thể để xử lý các gian lận, hành vi trục lợi, gây ảnh hưởng đến người tiêu dung, thì sẽ là thiếu sót và gây hệ lụy rất lớn cho xã hội.
Mục tiêu đến năm 2025, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng 600USD tức khoảng 13 triệu đồng/người/năm, gấp đôi năm nay, doanh số thương mại điện tử có thể đạt 35 tỉ USD. Ông Vũ Văn Trung cho rằng, nếu chúng ta không có biện pháp để thanh lọc những đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo, con số đã đề ra khó cán đích.
Lực lượng quản lý thị trường Đắk Lắk thu giữ hàng vi phạm  là quần áo được bán chủ yếu trên không gian mạng
Nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, chống hàng nhái, hàng giả, đặc biệt trên không gian mạng, là cuộc chiến không dễ dàng, cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại, vấn đề là phải có biện pháp hạn chế tối đa mặt tiêu cực đối với tội phạm kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng... trong lĩnh vực này. Các loại hình tội phạm không chỉ là buôn bán hàng giả, mà còn có những tội phạm như trốn thuế, lừa đảo, vì vậy, cần phải có sự phối kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ khâu sản xuất, trung gian rồi đến người tiêu dùng.
Hiện nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã ban hành kế hoạch triển khai tới 63 tỉnh, thành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong giai đoạn cao điểm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế chính sách, bịt chặt lỗ hổng trong quy định để các đối tượng tội phạm không thể lợi dụng. Đồng thời, chủ động phát động, chủ trì triển khai nhiều hoạt động, chuyên án để triệt phá các đường dây buôn lậu trên các tuyến tập trung, địa bàn trọng điểm, sản phẩm trọng điểm. Mặt khác, Cục sẽ đẩy nhanh việc điều tra, nhất là những vụ buôn lậu vàng, USD nhằm sớm đưa ra xét xử để có tính răn đe, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, đã yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại. Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước sẽ tập trung kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh hàng hóa trên các nền tảng Thương mại điện tử. Đặc biệt đối với các tài khoản của người nổi tiếng có sức ảnh hưởng quảng bá, đăng bán sản phẩm trên facebook, zalo hay TikTok... thể hiện không có “vùng cấm” trong việc xử lý đối tượng vi phạm, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của tiêu dùng trên môi trường mạng.
Để đấu tranh chống các hành vi vi phạm trên môi trường mạng, kênh truyền thống, để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, từ cuối tháng 11/2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành kế hoạch cao điểm tăng cường đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, trong những tháng cuối năm và dịp trước, trong, sau Tết. Trong đó tập trung trên môi trường mạng.
Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhằm tránh việc người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt là việc mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội, người tiêu dùng nên lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, và yêu cầu bên bán hàng cung cấp hóa đơn. Thực hiện đầy đủ quy định về bảo hành hàng hóa như: Điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành và thủ tục bảo hành.
Điều đó không chỉ giúp cho người tiêu dùng tự bảo vệ chính mình, trước những "ma trận" "hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng, mà còn giúp cho các doanh nghiệp chân chính có sự cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc truy tìm, xử lý các sai phạm của các đối tượng trong việc tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như các hành vi gian lận thương mại khác để bảo vệ người tiêu dùng.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3