Cơ quan chức năng có đang “nương tay” trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà sách Minh Thuận?


(CHG) Mặc dù cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã kiểm tra và xử lý nhà sách Minh Thuận với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thế nhưng chỉ sau ít ngày kiểm tra, nhà sách trên vẫn ngang nhiên kinh doanh nhiều hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Phải chăng cơ quan chức năng nơi đây đang xử lý nương tay, hay kiểm tra “sót”.

Kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Ngày 13/8/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết: “Nhiều nhà sách vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa”, có nêu việc nhà sách nhà sách Kinh Bắc số 38 Thành Trung, Trâu Quỳ, Gia Lâm, thành phố Hà Nội và nhà sách Minh Thuận, Số 358 đường Nguyễn Trãi, phường Văn Quán, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nhà Sách Minh Thuận, 358 đường Nguyễn Trãi, phường Văn Quán, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, ngày 17/8/2023, Đội Quản lý thị trường số 6 tiến hành thẩm tra xác minh và đề xuất kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nhà sách Minh Thuận. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở trên đang kinh doanh một số sản phẩm do nước ngoài sản xuất, nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa - hàng nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết là: 2.859.000 đồng (trong đó hàng hóa là thực phẩm bánh, kẹo vi phạm là: 895.000 đồng).
Đội Quản lý thị trường số 6 đã xử lý vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Nhà sách Minh Thuận, xử phạt số tiền: 2.250.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, trị giá 2.859.000 đồng (trong đó hàng hóa là thực phẩm nhập lậu là: 895.000 đồng). Hình thức xừ phạt bổ sung: Tịch thu hàng lậu là 50 hộp đựng bút (trị giá 1.964.000 đồng).
Cơ quan chức năng có bỏ lọt hành vi vi phạm?
Chỉ ít ngày sau khi Tạp chí CHG đăng tải bài viết, thông tin về nhà sách Minh Thuận kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 6 nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm tại đây. Tuy nhiên, ngày 24/8/2023 và ngày 8/9/2023, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát tại nhà sách Minh Thuận (chỉ sau ít ngày Đội Quản lý thị trường số 6 kiểm tra, thu giữ và xử phạt nhà sách Minh Thuận), phóng viên nhận thấy dường như tại đây chưa hề có buổi kiểm tra nào từ phía lực lượng chức năng.

Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn sản phẩm được nhà sách Minh Thuận công khai bày bán. 

Bởi các loại hàng đồ dùng học sinh như: sổ tay (loại nhỏ); bút; compa; kẹp sách... các loại liên quan đến thiết bị điện: đèn để bàn (trang trí); bóng đèn chiếu sáng; bút thử điện, các loại đòng hồ đeo tay; đồng hồ để bàn; kính mắt, túi (ví) đựng đồ dùng học sinh; phẩm màu; đất nặn; các loại đồ chơi bằng nhựa; dép; tất; ba lô; túi xách; dụng cụ thể thao; gấu bông;... chủ yếu hàng hóa có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt. Một số sản phẩm có nhãn phụ tiếng Việt thì hoàn toàn thiếu thông tin trên nhãn sản phẩm.

Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam công khai bày bán tại nhà sách Minh Thuận. 

Điều mà ai cũng có thể nhận thấy, chính là việc tại đây đang công khai bày bán một số sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo một số nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam như: Lacoste; Nike; Adidas; Ray-Ban...

Sản phẩm đất nặn được bao gói giống như các loại kẹo, mập mờ thông tin trên nhãn sản phẩm, rất gây nhầm lẫn trong qua trình sử dụng (vì nhóm tiêu dùng là trẻ nhỏ), được bày bán tại nhà sách Minh Thuận.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm là đất nặn, được bao gói giống như các loại kẹo dẻo, rất bắt mắt, nếu không có tiếng Việt sẽ gây nhầm lẫn cho người dùng (chủ yếu là trẻ nhỏ). Bên cạnh đó, các sản phẩm đồ chơi là nhựa, có chữ tượng hình (giống chữ Trung Quốc), không có nhãn phụ tiếng Việt (hoặc nếu có thì thiếu các nội dung tối thiểu bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa), khó tránh khỏi nghi ngại cho người tiêu dùng về độ an toàn của chất liệu nhựa sản xuất ra những loại sản phẩm trên.

Có hay không việc bỏ lọt một số hành vi vi phậm của nhà sách Minh Thuận: dấu hiệu kinh oanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam; dấu hiệu vi phạm về nhãn sản phẩm... trong quá trình kiểm tra xử lý của Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội. Liệu các thiết bị chiếu sáng nhà sách Minh Thuận đang kinh doanh có được phép lưu thông trên thị trường?

Điều “bất thường” là sau khi kiểm tra, kiểm soát của Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, chính là việc phía nhà sách Minh Thuận vẫn “chình ình” số lượng hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam... được bày bán công khai trên quầy - kệ của nhà sách. Việc lực lượng chức năng thành phố Hà Nội chỉ xử lý vi phạm hành chính vài triệu đồng, cũng như tịch thu 50 hộp đựng bút (trị giá 1.964.000 đồng) là hàng lậu, chưa thể hiện đúng bản chất của vụ việc. Bởi vậy, người tiêu dùng có quyền hoài nghi: có hay không việc bỏ lọt hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc kinh doanh hàng hóa tiêu dùng? Phải chăng có sự “ưu ái đặc biệt” nào đó từ phía lực lượng chức năng nới đây?
Để có thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên Tạp chí CHG có trao dổi với ông Nguyễn Anh Nguyên (qua điện thoại), đội phó Đội Quản lý thị trường số 6 về vấn đề có hay không bỏ lọt hành vi vi phạm trong quá trình kiểm tra, xử lý của nhà sách Minh Thuận, ông Nguyên cho hay: “Quan điểm của chúng tôi là không có việc kiểm tra bỏ sót, hay không làm hết chức năng nhiệm vụ”.
Bên cạnh đó, với câu hỏi của phóng viên: Nếu nhà sách Minh Thuận vẫn còn vi phạm, thì phía Đội Quản lý thị trường số 6 có tiếp tục kiểm tra hay không? Ông Nguyên cho rằng: “Vấn đề này phải bằng biện pháp nghiệp vụ, nếu có sai phạm, thì chúng tôi mới đề xuất xử lý được, tôi sẽ chuyển thông tin cho đồng chí đội trưởng... Cái này tôi không dám trả lời, vì tôi không có chức năng trả lời báo chí”.
Đội Quản lý thị trường số 6 liệu có bỏ lọt hành vi vi phạm trong quá trình kiểm tra, xử lý tại nhà sách Minh Thuận hay không, đó là việc kết luận của phía đơn vị chủ quản - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội. Thế nhưng, việc nhà sách Minh Thuận đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam... rất cần cơ quan chức năng sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý triệt để.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Tạm giữ 226 bình khí cười các loại và 15 chiếc xe điện 2 bánh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh phát hiện, tạm giữ 226 bình khí N2O, 80 cái bình ắc quy và 15 chiếc xe điện 2 bánh có dấu hiệu vi phạm.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3