Suri Store có đang thách thức cơ quan chức năng?


(CHG) Mặc dù mới bị cơ quan chức năng Hà Nội ra quyết định xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thế nhưng bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều cửa hàng mang thương hiệu Suri Store vẫn ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt. Phải chăng Suri Store đang thách thức cơ quan chức năng, hay cơ quan chức năng thành phố Hà Nội “bất lực” trước đơn vị này?

Thách thức cơ quan chức năng?
Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số cửa hàng mang thương hiệu Suri Store bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, cũng như cách sử dụng sản phẩm. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Cửa hàng mang thương hiệu Suri Store, địa chỉ 459 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng.

Ngày 11/5/2023 và ngày 21/5/2023, Tạp chí CHG có bài viết: “Cửa hàng Suri Store kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt”, “Suri Store kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thuốc tây chui, liệu có ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng?”. Hai bài viết đã lột tả tính chân thực về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được bày bán tại cửa hàng Suri Store, địa chỉ số 18 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân và cửa hàng Suri Store 459 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Những tưởng, sau khi báo chí thông tin sự việc và cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý, thu giữ hàng hóa nhập lậu tại hai cửa hàng trên, tại đây sẽ không còn công khai bày bán các hàng hóa vi phạm nữa.
Thực tế, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát tại cửa hàng mang thương hiệu Suri Store số 459 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, tại đây phóng viên nhận thấy: Nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng dành cho mẹ và bé có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt (như bài viết: “Suri Store kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thuốc tây chui, liệu có ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng?” đã nêu) vẫn được công khai bày bán.
Cảm nhận của phóng viên CHG, dường như tại đây chưa hề có cuộc kiểm tra của bất kỳ lực lượng chức năng nào? Hoặc nếu lực lượng chức năng đã kiểm tra, thì có thể trong quá trình thi hành nhiệm vụ, lực lượng chức năng kiểm tra “sót”, hoặc kiểm tra lấy lệ (!)
Sai phạm chồng sai phạm?
Trong bài viết: “Suri Store kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thuốc tây chui, liệu có ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng?”, có nêu lên thực trạng hiện nay cửa hàng mang thương hiệu Suri Store công khai kinh doanh thuốc tránh thai Triquilar, không rõ ràng về nguồn gốc. Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại cho biết: “Thuốc tránh thai Triquilar là 1 loại thuốc tránh thai khá phổ biến, do Công ty Bayer phân phối cho thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để mua được loại thuốc này thì cần phải được sự tư vấn và kê đơn của các bác sĩ phụ khoa, hoặc tại các phòng khám bệnh phụ khoa. Do vậy, việc có nguồn hàng và xách tay về Việt Nam bán tràn lan trên thị trường là một điều lạ?''

Suri Store, địa chỉ 214 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên công khai bày bán thuốc tránh thai Triquilar và thuốc ho Propan.

Việc kinh doanh thuốc tránh thai Triquilar hoàn toàn bất hợp pháp tại các hiệu thuốc vì thuốc này không nằm trong danh mục các thuốc tránh thai nhập khẩu được quy định trong điều 6 Luật Dược 2016.
Bên cạnh đó, việc hệ thống kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé mang thương hiệu Suri Store công khai quảng cáo sản phẩm thuốc tránh thai Triquilar, cũng như ngang nhiên bày bán tại cửa hàng Suri Store 459 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội là hành vi trái với quy định của pháp luật tại Điều 33 Luật Dược 2016”. T
huốc tránh thai Triquilar không chỉ được bày bán tại cửa hàng Suri Store 459 Minh Khai, Hai Bà Trưng, mà còn diễn ra mua bán công khai tại cửa hàng Suri store 214 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội.
Qua khảo sát thực tế, phóng viên nhận thấy: Hàng hóa tại đây không khác gì tại hai cửa hàng cùng hệ thống mà người tiêu dùng phản ánh và Tạp chí CHG thông tin trước đó.

Hàng hóa có nhãn gốc tiếng nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại cửa hàng Suri store 214 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên.

Trao đổi với ông Nguyễn Sĩ Bình, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 16 về nội dung cửa hàng mang thương hiệu Suri Store đang kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nguy hại hơn, tại đây đang kinh doanh thuốc tránh thai Triquilar, một loại thuốc mà kinh doanh tại các hiệu thuốc được coi là bất hợp pháp, vì thuốc trên chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và thuốc điều trị ho Prospan. Ông Bình cho biết: “Chúng tôi sẽ nắm bắt thông tin và cho kiểm tra, xử lý nếu đơn vị trên có sai phạm”.
Ngày 23/6/2023, phóng viên Tạp chí CHG trao đổi với ông Bình về việc đơn vị này đã tiến hành kiểm tra, xử lý một số hành vi vi phạm của đơn vị trên hay chưa, ông Bình cho hay: "Bước đầu xác minh, chúng tôi nhận thấy tại cửa hàng Suri Store do phóng viên cung cấp thông tin có một số sai phạm. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý trong thời gian tới".
Một điều dễ nhận thấy, tại ba cửa hàng mang thương hiệu Suri Store đều gắn trên biển quảng cáo: “Hệ thống mẹ và bé cao cấp Top1 Việt Nam”. Nhằm làm rõ việc các cửa hàng mang thương hiệu Suri Store sử dụng cụm từ như trên là đúng hay sai, ngày 29/5/ 2023, phóng viên có đặt lịch làm việc với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội với nội dung: Trao đổi thông tin về việc quảng cáo của các cửa hàng mang thương hiệu Suri Store. Tuy nhiên, sau gần 50 ngày phía Sở Văn hóa Thể thao vẫn chưa trả lời thông tin của Tạp chí.
Ngày 15/7/2023, giải thích cho việc chậm chễ trả lời thông tin báo chí, cũng như xử lý vụ việc, qua điện thoại ông Đặng Đức Hưng, Chánh thanh tra sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội, ông Hưng cho biết: “Sở đang mời đơn vị lên làm việc, nhưng họ đang lý do đi công tác nên chưa làm việc được”.
Với câu hỏi của phóng viên: “Ông có thể cho biết họ quảng cáo như vậy có đúng với quy định của pháp luật hay không?”. Ông Hưng cho hay: “Chúng tôi sẽ xử lý, theo quy định là có kết quả chúng tôi sẽ trả lời bằng văn bản...”.
Trước đó, một cán bộ của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội (giấu tên) sau khi nhận tiếp nhận thông tin từ Tạp chí CHG đã khẳng định: “Các cửa hàng mang thương hiệu Suri Store sử dụng cụm từ “Hệ thống mẹ và bé cao cấp Top1 Việt Nam” là sai quy định theo Luật quảng cáo. Chúng tôi đang nắm bắt thông tin và tiến hành mời đơn vị này lên làm việc”.
Có thể nói, việc thương hiệu Suri Store ngang nhiên vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng mà không bị các lực lượng chức năng xử lý kịp thời, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy cho người tiêu dùng. Thậm chí, việc cửa hàng Suri Store kinh doanh thuốc tránh thai Triquilar và thuốc điều trị ho Prospan là hành vi bất hợp pháp, có thể để lại hậu quả vô cùng tệ hại tới đời sống sức khỏe người sử dụng.
Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo 389 của thành phố Hà Nội sớm vào cuộc làm rõ những hành vi vi phạm tại hệ thống kinh doanh mẹ và bé mang thương hiệu Suri Store. Cũng như làm rõ: Có hay không cán bộ quản lý địa bàn buông lỏng quản lý, làm ngơ để đơn vị này sai phạm chồng sai phạm.
 

Còn lại: 1000 ký tự
Hà Tĩnh: Bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

(CHG) Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Xem chi tiết
Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình kiểm tra, xử phạt 01 cửa hàng kinh doanh quần áo, với số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
2
2
2
3