Đà Nẵng: “Nhơn Nhơn” hàng hóa vi phạm tại siêu thị Star Mart 24h và Au MiniMart


(CHG) Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại từng có bài viết về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm tại siêu thị Star Mart 24h và hệ thống “siêu thị” Au MiniMart cuối năm 2023. Những tưởng sau gần 10 tháng hai đơn vị trên có nhiều thay đổi, nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn. Thực tế, hàng hóa tại đây vẫn “nhơn nhơn” vi phạm, không hề có chuyển biến. Phải chăng hai đơn vị này đang coi thường các quy định pháp luật, đánh đổi quyền lợi người tiêu dùng vi lợi nhuận?

“Nhơn Nhơn” hàng hóa vi phạm
Cuối năm 2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có đăng tải một số bài viết liên quan đến hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: “Nhiều đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng có dấu hiệu vi phạm”. Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng đã kiểm tra đột xuất đối với 02 siêu thị Star Mart 24h và Au MiniMart, xử phạt vi phạm hành chính về việc “kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa nhập lậu” với tổng số tiền xử phạt là 18 triệu đồng, buộc tiêu hủy 59 đơn vị sản phẩm hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, mức xử phạt trên liệu đã đủ tính răn đe với 02 đơn vị trên?
Minh chứng cho điều đó là việc người tiêu dùng thông tin tới Quỹ Chống hàng giả: Hệ thống hai siêu thị Au MiniMart và siêu thị Star Mart 24h vẫn “nhơn nhơn” kinh doanh hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật.
Cụ thể, sau khi nhận bàn giao thông tin từ Quỹ Chống hàng giả, phóng viên Tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát lại những thông tin do người tiêu dùng cung cấp.

Sản phẩm bày bán tại siêu thị Star Mart đa phần thiếu các thông tin nhãn phụ tiếng Việt, khiến khách hàng khó khăn trong việc tìm hiểu đây là sản phẩm gì, nguồn gốc xuất xứ ở đâu, công dụng như thế nào (ảnh ngày 15/8/2024).

Tại siêu thị Star Mart 24h (địa chỉ: Lô 19-20-21 Phạm Văn Đồng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), hàng hóa tại siêu thị này vẫn vẹn nguyên những vi phạm như những tháng cuối năm 2023.

Một số mặt hàng hải sản đông lạnh tại đây đa phần là chữ nước ngoài, thiếu nhãn phụ tiếng Việt hoặc có nhãn phụ nhưng không đầy đủ thông tin theo quy định (ảnh ngày 15/8/2024). 

Hàng tiêu dùng được bày bán tại đây thiếu nhãn phụ tiếng Việt không thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, bảo quản, thành phần,... một số sản phẩm không thể hiện dấu hợp quy trên nhãn hàng hóa theo quy định (ảnh ngày 15/8/2024).

Trái với việc người tiêu dùng đặt niềm tin, nhiều sản phẩm hàng hóa tại đây như: thực phẩm dùng ăn liền đóng gói, thịt hộp, cá hộp, bánh kẹo, sữa hộp, nước uống đóng chai, thực phẩm hải sản tươi sống đông lạnh, khăn tắm các loại, thuốc lá điếu, xi đánh giày, nhuộm tóc…, rất nhiều hàng hóa tại đây có nhãn gốc là chữ nước ngoài (chữ tượng hình), không có nhãn phụ tiếng Việt. Một số sản phẩm ăn liền mặc dù có nhãn phụ tiếng Việt, thế nhưng lại thiếu các thông tin bắt buộc như: thương nhân sản xuất sản phẩm; thành phần, định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thông tin cảnh báo...
Bên cạnh những hành vi vi phạm liên quan đến việc ghi nhãn hàng hóa, tại đây bày bán nhiều loại kính mắt thời trang như Gucci, Chanel… có “giá rẻ bất thường”, liệu đây có phải là sản phẩm do hai hãng trên sản xuất?

Kính mắt thời trang như Gucci, Chanel…, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang bảo hộ tại Việt Nam (ảnh ngày 15/8/2024).

Tương tự siêu thị Star mart 24h, khảo sát tại hệ thống “siêu thị” Au MiniMart (địa chỉ: số 23 Võ Văn Kiệt, 190 Hồ Nghinh, 45 Hà Bổng, 97 Hà Bổng, 127-129 Hà Bổng, 77 - 79 Loseby, Lô 12 Trần Bạch Đằng, Lô 19 Phạm Văn Đồng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), nơi đây  đang kinh doanh nhiều mặt hàng là thực phẩm và tiêu dùng như: Các loại thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo đóng gói các loại, các loại gia vị, đồ uống đóng chai, rượu ngoại đóng chai…, về hàng tiêu dùng đang bày các loại quần-áo người lớn và trẻ em, dép nam, nữ các loại, kính đeo mắt bơi lội, đồ chơi bằng nhựa trẻ em, các phụ kiện dành cho trẻ…, rất nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng chỉ có nhãn gốc bằng chữ nước ngoài (chữ tượng hình) không có dán nhãn phụ tiếng Việt. Đặc biệt, đối với những sản phẩm hàng hóa được làm từ nguyên liệu bông, vải, sợi... ngoài việc “chi chít” chữ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt, những sản phẩm trên còn không thể hiện hợp quy bắt buộc trên nhãn hàng hóa.

Một số sản phẩm là hàng tiêu dùng, phụ kiện thời trang được làm từ bông, vải sợi, đồ chơi trẻ em,... ngoài việc thiếu nhãn phụ tiếng Việt, những sản phẩm này gần như không thể hiện hợp quy trên nhãn hàng hóa theo quy định (ảnh ngày 15/8/2024).

Để có tính khách quan đa chiều, phóng viên CHG đã có buổi hẹn ngày 07/8/2024 với bà Thanh (người đại diện quản lý chuỗi hệ thống “siêu thị” Au MiniMart) trao đổi thông tin của người tiêu dùng phản ánh về hàng hóa tại chuỗi hệ thống “siêu thị” Au MiniMart. Bà Thanh trả lời “hiện tại có 08 cơ sở đơn vị Au MiniMart trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, do 08 Hộ kinh doanh cá thể khác nhau đứng tên, chứ không phải siêu thị mini đâu”, chữ thương hiệu “MiniMart” người tiêu dùng cũng đủ hiểu đây là siêu thị nhỏ.
Phóng viên trao đổi thông tin phản ánh của người tiêu dùng về hàng hóa đang bày bán tại các cơ sở kinh doanh “siêu thị” Au MiniMart. Bà Thanh trả lời “tất cả hàng hóa đều nhập từ nhà phân phối có giấy tờ đầy đủ và cung cấp và bày bán các đơn vị Au MiniMart”.

Một số hàng hóa thực phẩm đóng gói được bày bán trên có chữ nước ngoài, thiếu nhãn phụ tiếng Việt hoặc có nhãn phụ nhưng không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật (ảnh ngày 15/8/2024).

Thực tế, khi phóng viên cùng bà Thanh khảo sát lại hàng hóa đang bày bán tại siêu thị, rất nhiều sản phẩm tại đây có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng đã được nhìn thấy.
Bởi vậy, trước câu hỏi của phóng viên: Nếu trong số hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt đang bày bán tại siêu thị Au MiniMart, vô tình bị phía đơn vị phân phối họ cố tình trà trộn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại và hàng nhập lậu... không được dán nhãn phụ tiếng Việt, liệu đơn vị trên có nhận biết được? Bà Thanh đăm chiêu khá lâu và đưa ra câu trả lời: “Khó có thể nhận biết”.
Việc hàng hóa của 02 đơn vị trên vẫn “nhơn nhơn” những vi phạm cho thấy sự “bất tuân” pháp luật, coi trọng giá trị lợi nhuận, bỏ qua quyền lợi người tiêu dùng?
Quy định pháp luật chỉ rõ
Trong khi đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về tem nhãn hàng hoá lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả, có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Đà Nẵng là điểm sáng phát triển du lịch trong những tháng đầu năm 2024, trong 6 tháng đầu với tổng số lượt khách du lịch đến ước đạt 5,1 triệu lượt, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 60,57% so với kế hoạch năm 2024. Để ngành du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định, thiết nghĩ ngoài việc đưa ra những chủ chương, chính sách đúng đắn, phía các cấp chính quyền của thành phố cần chung tay đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng thương hiệu Đà Nẵng là thành phố đáng sống, điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Bởi vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau khi đón nhận thông tin từ Tạp chí CHG, rất mong cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cần sớm vào cuộc thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3