(CHG) Doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật lại còn ngông cuồng xúc phạm cá nhân, tổ chức và liên ngành cơ quan chức năng. Vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dư luận đặt câu hỏi: “Vua quạt” là ai?
Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và có dấu hiệu vi phạm về thuế
Ngày 11/04/2024, Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hang giả và Gian lận thương mại (Tạp chí CHG) có bài viết: “Nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc quạt do Công ty Cơ điện Yên Phong sản xuất”. Bài viết nêu thông tin, Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm quạt điện vi phạm các quy định của pháp luật… Sau khi đăng tải bài viết, rất nhiều độc giả cũng như người tiêu dùng nêu những thắc mắc, đặt câu hỏi: Liệu sản phẩm quạt điện Yên Phong có đảm bảo quy chuẩn, chất lượng hay không? Đặc biệt là việc thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước…?
Chi Cục Thuế huyện Yên Phong đã có thông báo số 1795/TB-CCT về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Trước đó, ngày 28/10/2019, Chi Cục Thuế huyện Yên Phong có thông báo số 1795/TB-CCT về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Thông báo có ghi rõ: Tên người nộp thuế: Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong; mã số thuế: 2300897673; Địa chỉ đăng ký kinh doanh: thôn Yên Tân, xã Hoà Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế: Trần Đình Tiệp. Người nộp thuế nêu trên không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký từ ngày 28/10/2019 nhưng không khai báo với cơ quan thuế theo quy định. Đồng thời, trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong đang trong tình trạng đang làm thủ tục giải thể.
Thông tin tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại ngày 16/04/2024, Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong có tình trạng hoạt động: Đang làm thủ tục giải thể
Mặc dù doanh nghiệp này đã dừng hoạt động, thế nhưng ông Trần Đình Tiệp vẫn thực hiện việc kinh doanh, giao dịch bằng tên Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong.
Có thể nói, việc ông Tiệp vẫn kinh doanh dưới danh nghĩa công ty trên cho thấy, đây là dấu hiệu của việc vi phạm về thuế trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng vẫn sử dụng tên Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong
Nêu quan điểm về vấn đề trên, ông Vũ Văn A (xin giấu tên), một chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho biết: “Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh... Khi kinh doanh, thương nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật (theo Điều 7 Luật Thương mại 2005).
Việc ông Tiệp không đăng ký hộ kinh doanh cá thể, mà lợi dụng danh nghĩa của công ty đã dừng hoạt động do chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế để hoạt động sản xuất, kinh doanh, diễn ra trong nhiều năm là dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Ông Trần Đình Tiệp có dấu hiệu lợi dụng kẽ hở của pháp luật, hoạt động “trá hình”, kinh doanh trái phép và có dấu hiệu trốn thuế: thuế môn bài; thuế thu nhập cá nhân; thuế VAT; thuế thu nhập doanh nghiệp...”.
“Phía cơ quan chức năng cần xem xét cụ thể về các sản phẩm hàng hóa của đơn vị này: nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; doanh thu đầu vào; doanh thu bán ra, cũng như hàng hóa tồn kho... lúc đó sẽ truy thu được tiền thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... của đơn vị này”, ông Vũ Văn A cho hay.
Một số hình ảnh linh, phụ kiện và sản phẩm quạt của Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong
Ngông cuồng trước pháp luật?
Ngày 10/04/2024, sau khi phóng viên Tạp chí CHG tới đặt lịch trao đổi thông tin tại Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong, tài khoản TikTok “Vua Quạt” đã có hành động livestream trên mạng xã hội trong suốt thời gian dài. Người đàn ông xuất hiện trong livestream đã có những lời lẽ xúc phạm, vu khống, bôi nhọ danh dự của phóng viên và Tạp chí như: “Sử dụng con dấu giả”; “Đi hành doanh nghiệp”; “Con dấu scan”,... Trong quá trình livestream, người đàn ông này và một số người khác xuất hiện cùng trong livestream, đã có những lời lẽ vô cùng thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực. Buổi phát trực tiếp diễn ra gần 4 tiếng, cùng hàng nghìn lượt tương tác và bình luận. Bên cạnh đó, người đàn ông này còn đăng tải 03 video lên tài khoản Tiktok “Vua Quạt” với nội dung bịa đặt, vu khống, không đúng sự thật về cá nhân phóng viên, về cơ quan báo chí, với hơn 5 triệu lượt xem.
Cùng ngày, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên Tạp chí điện tử CHG, việc đơn vị Cơ điện Yên Phong có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm quạt, lãnh đạo UBND huyện Yên Phong đã kịp thời chỉ đạo cơ quan công an và các cơ quan liên quan, phối hợp thẩm tra xác minh vụ việc.
Người đàn ông thường hay livestream trên kênh tiktok Vua Quạt là ông Trần Đình Tiệp - người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong
Ngày 11/04/2024, Công an huyện Yên Phong cùng các cơ quan chức năng đã vào cuộc để tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin vụ việc trên. Điều đặc biệt nghiêm trọng là, tại buổi thẩm tra, xác minh của cơ quan công an và các cơ quan liên quan, ông Trần Đình Tiệp, chủ kênh Tiktok “Vua Quạt” tiến hành liverstream và thường xuyên có những lời lẽ, hành động vô cùng phản cảm, xấu xí… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người chiến sỹ công an nhân dân.
Khi liên ngành Công an và các cơ quan chức năng tới cở sở để xác minh, Ông Trần Đình Tiệp liên tục có những lời lẽ, hành động vô cùng phản cảm, xấu xí trên livestream của kênh Tiktok "Vua Quạt"
Việc ông Trần Đình Tiệp, chủ kênh Tiktok “Vua Quạt” liên tục có hành vi sử dụng những ngôn từ mang tính chất xúc phạm, vu khống, bịa đặt, bôi nhọ danh dự cá nhân phóng viên và cơ quan báo chí đang trong quá trình tác nghiệp là dấu hiệu của việc đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 12, Điều 9 Luật Báo chí về các hành vi bị nghiêm cấm: “...Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Ngoài ra, điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Những hành vi ngông cuồng này xảy ra ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng và trên các nền tảng mạng xã hội nói chung, đã và đang được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Vụ việc nêu trên là thực tiễn quá đỗi công khai và điển hình. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, các cấp các ngành trên phạm vi toàn quốc cần mạnh tay xử lý, không thể làm ngơ!
8
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết