Hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, gian lận thương mại và trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tại tỉnh Phú Thọ


(CHG) Trong thời gian qua, vấn đề hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, gian lận thương mại và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng đang trở thành vấn đề nhức nhối tại tỉnh Phú Thọ. Dù Cục Quản lý thị trường tỉnh đã thực hiện nhiều đợt kiểm tra, kiểm soát, tình trạng hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu nhập lậu và gian lận thương mại... vẫn không có xu hướng giảm, thậm chí còn nghênh ngang hơn trước. Điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ có thấy những điều người dân thấy?
Theo ghi nhận từ các cuộc kiểm tra gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn xuất hiện nhiều loại hàng hóa có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu và gian lận thương mại, hàng giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam… hàng hóa vi phạm các quy định trong việc ghi nhãn sản phẩm. Các mặt hàng này chủ yếu bao gồm thực phẩm, đồ tiêu dùng dành cho mẹ và bé, hàng gia dụng, quần- áo, giày- dép, túi xách, ba lô, ví… và các phụ kiện thời trang khác. Dù đã qua nhiều đợt kiểm tra, báo cáo của Cục Quản lý thị trường, nhiều mặt hàng vẫn xuất hiện tại các đơn vị kinh doanh, cho thấy sự thất bại trong việc kiểm soát và xử lý triệt để.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Trước đó, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có một số bài viết nêu lên một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng. Đồng thời thẳng thắn đưa ra thực trạng trên “nóng”, dưới “lạnh” đang diễn ra tại Cục Quản lý thị trường của tỉnh này.
Bên cạnh đó, nội dung một số bài viết nói lên sự chậm trễ của lực lượng Quản lý thị trường nơi đây trong công tác thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý đối với các vụ việc.

Thông báo số 35/TB-QLTTPT về việc giải quyết thông tin phản ánh của Tạp chí CHG.
Dẫn chứng cụ thể của vấn đề trên là sau hơn 20 ngày (16/7/2024), kể từ khi phóng viên Tạp chí thông tin tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ, đại diện của đơn vị này, ông Phạm Quang Hiển cho biết: Vẫn chưa có được kết quả thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý bất kỳ đơn vị nào. Chỉ đến khi ngày 17/7/2024, phía Tạp chí điện tử CHG có bài viết: “Tràn lan “hàng hiệu” giá rẻ bủa vây thành phố Việt Trì”, phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ mới có công văn phúc đáp số: 119/QLTTPT-TTPC, do ông Phạm Quang Hiển ký ngày 18/7/2024. Nội dung công văn có nêu: “Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã chuyển thông tin phản ánh đến các Đội Quản lý thị trường trực thuộc thông qua các văn bản số 171, 172, 173, 174, 175,176/QLTTTPT-TTPC ngày 26/6/2024...
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ yêu cầu các Đội tiếp tục tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, xác minh thông tin tại các cơ sở được phản ánh. Nếu phát hiện yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kết quả xác minh xử lý vi phạm tổng hợp gửi về Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ... trước ngày 30/7/2024 để tổng hợp, báo cáo”.
Tiếp đó, ngày 16/8/2024, Tạp chí CHG có bài viết: “Chình ình hàng hóa vi phạm tại Thế giới mẹ và bé Hải Yến”, thông tin tới độc giả và người tiêu dùng những dấu hiệu vi phạm và vi phạm của đơn vị kinh doanh Hải Yến cùng một số đơn vị khác như nhà sách Zozo, đơn vị Linh Bee, hệ thống cửa hàng Thảo Chi... sau khi kết thúc kiểm tra của cơ quan chức năng. Cũng như góc nhìn khách quan trong từng trang báo cáo “đã kiểm tra” của phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Ngày 10/9/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ có thông báo số 35/TB-QLTTPT về việc giải quyết thông tin phản ánh của Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại. Trong thông báo có nội dung: “Ngày 16 tháng 8 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ nhận được thông tin phản ánh từ Tạp chí CHG, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã chuyển thông tin phản ánh đến Đội Quản lý thị trường trực thuộc.
Tại thời điểm kiểm tra xác minh không phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu, nên chưa đủ cơ sở áp dụng các biện pháp theo luật để ngăn chặn hành vi vi phạm...”.
Một thực tế đáng suy ngẫm, sau mỗi công văn, mỗi thông báo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ về việc sau khi thẩm tra xác minh, không phát hiện được những dấu hiệu vi phạm và vi phạm như Tạp chí CHG đã nêu, lại là những thông tin trái chiều, tấp nập được gửi về từ chính người tiêu dùng của tỉnh này.
Bởi vậy, không ít thắc mắc của người tiêu dùng, cũng như từ quần chúng nhân dân: Phải chăng phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ chưa nhìn thấy những điều nhân dân đang thấy?
Những điều dân thấy
Sau khi cơn bão số 3 (Bão Yagi) càn quét và để lại rất nhiều mất mát đau thương cho người dân một số tỉnh miền bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã kịp thời có Công điện số 6815/CĐ-BCT “Về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh thành trực thuộc trung ương”.

Công điện của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 (Bão Yagi) tại một số tỉnh, thành trực thuộc trung ương.
Trong công điện có nêu: “...Bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do Bão Yagi gây ra; Chỉ đạo toàn lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do ảnh hưởng của Bão Yagi hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính; Phối hợp với cơ quan truyền thông, thông tin công khai về nguyên nhân, hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thiên tai hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính...”.
Những gì diễn ra đối với các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm và vi phạm mà báo chí đã nêu trước đó, cũng như sau mỗi công văn, thông báo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ khiến độc giả, người tiêu dùng và quần chúng nhân dân đặt câu hỏi: liệu đơn vị này đã làm tròn vai trò, trách nhiệm đối với Công điện của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên hay chưa?

La liệt "hàng hiệu" giá rẻ bày bán tại nhà sách Zozo ( ảnh: ngày 15/9/2024).
Thực tế, những thông tin của người dân tới Quỹ Chống hàng giả vào ngày 14, ngày 15/9/2024 và quá trình khảo sát của phóng viên ngay sau khi đón nhận thông tin, nhằm đối chứng lại thông tin, đã phần nào trả lời cho câu hỏi trên.

Hàng hóa vi phạm tại đơn vị Linh Bee (ảnh chụp 15/9/2024).
Cụ thể, tại Trung tâm giày thời trang Cường Thủy, hệ thống shop thời trang Thảo Chi, đơn vị kinh doanh Linh Bee, đơn vị kinh doanh Bum Bum, nhà sách Zozo (đường Nguyễn Tất Thành), thế giới mẹ và bé Hải Yến... hàng hóa có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc, nhập lậu, gian lận thương mại, giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam... và hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn.

Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm tại hệ thống kinh doanh Thảo Chi (ảnh chụp ngày 15/9/2024).
Một vấn đề đáng lo ngại là tình trạng hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo được bày bán công khai, nhiều hơn trước khi có báo chí nêu. Dù có sự hiện diện của các biện pháp kiểm tra từ phía cơ quan chức năng, nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo dường như vẫn “lọt lưới” kiểm soát và được tiêu thụ một cách công khai hơn, ngông nghênh hơn, coi thường và thách thức pháp luật hơn.

Nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tiếp tục bày bán tại Trung tâm thời trang giày Cường Thủy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu và gian lận thương mại vẫn tồn tại. Trong đó, một phần lớn nguyên nhân xuất phát từ sự lỏng lẻo trong việc thực hiện các quy định pháp luật. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến việc các đối tượng vi phạm có thể dễ dàng lợi dụng.
Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu và gian lận thương mại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau mỗi đợt báo cáo của cơ quan này vấn nạn trên không những không thuyên giảm, mà còn “chình ình” nhiều hơn. Như vậy liệu những công văn, thông báo, báo cáo của các Đội Quản lý thị trường trực thuộc có thực sự đã trung thực, vai trò của những cán bộ quản lý thị trường phụ trách địa bàn đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình?





Hàng hóa có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc xuất xứ, kính doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại, giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam... và vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa, bày bán la liệt tại một số đơn vị kính doanh hàng tiêu dùng sau mỗi đợt báo cáo, thông báo của Cục QLTT tỉnh Phú Thọ.
Liệu rằng các Đội quản lý thị trường có thiếu sót trong công tác kiểm tra? Bởi thực tế đã chứng minh, nhiều đợt kiểm tra không mang lại hiệu quả cao, liệu có phải do thiếu sót, yếu kém trong việc thu thập và phân tích thông tin?
Cần nâng cao chất lượng các đợt kiểm tra, không chỉ dựa vào kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ, mà cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất sau khi đón nhận thông tin từ người dân và cơ quan báo chí. Đặc biệt, những cuộc kiểm tra, xử lý nên có sự phối kết hợp với cơ quan báo chí có bài viết phản biện về vấn đề trên, nhằm truyền tải thông tin minh bạch, khách quan tới người tiêu dùng, quần chúng nhân dân, tránh việc vì thành tích mà “ém” thông tin.
Để xảy ra tình trạng trên một phần cũng do công tác tuyên truyền của chính các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ, trong đó Cục Quản lý thị trường là lực lượng lòng cốt, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và các doanh nghiệp về các nguy cơ và hậu quả của việc tham gia vào các hành vi gian lận thương mại và giả mạo nhãn hiệu.
Tình trạng hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, gian lận thương mại và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại tỉnh Phú Thọ đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến quyền lợi của người tiêu dùng và sự công bằng trên thị trường. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường trong việc kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự nỗ lực đồng bộ từ cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan, cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ và các biện pháp xử lý hiệu quả, tình trạng vi phạm mới có thể được giảm thiểu và thị trường mới có thể hoạt động một cách lành mạnh và công bằng.
Để những vấn đê trên diễn ra thường xuyên, liên tục, có thể trở thành vấn nạn, một phần là do trách nhiệm của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Phú Thọ, Cục Quản lý thị trường tinh Phú Thọ và các đơn vị khác liên quan. Vì vậy đề nghị các đơn vị trên làm rõ vai trò, trách nhiệm của  cá nhân, tập thể, và người đứng đầu, theo đúng tinh thần Kế hoạch số 92/KH-BCĐ: “Xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, lực lượng chức năng, các địa phương, tập thể, cá nhân để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp, kéo dài hoặc để phát sinh các điểm nóng trên địa bàn mình quản lý, phụ trách nhưng không có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; xử lý nghiêm minh, công khai các tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3