(CHG) Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK, trong đó có cả sản phẩm là thuốc tân dược, có tính chất đặc trị, điều trị... Điều đó khó tránh khỏi hoài nghi của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của nhiều hàng hóa đang hiện hữu tại đây.
Sản phẩm thuốc tân dược được công khai bày bán tại siêu thị Lê' UK, 45 Trung Hòa, Cầu Giấy.
Việc nhiều sản phẩm hàng hóa tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như thành phần, công dụng... của sản phẩm. Đặc biệt, một số sản phẩm là thuốc, có tính chất đặc trị, điều trị... nếu người tiêu dùng sử dụng không đúng liều lượng, rất có thể dẫn tới nguy hại trực tiếp về sức khỏe...
Nêu lý do về việc bắt buộc phải dán nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu, ông Nguyễn Lê Hoan, chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (14/4/2017) về nhãn hàng hóa nêu rõ, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ và giữ nguyên nhãn gốc hàng hóa. Nội dung trên nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc...
Việc dán nhãn phụ lên hàng hoá nhập khẩu giúp cơ quan chức năng kiểm tra các loại hàng hóa nhập khẩu và có thể phân biệt sản phẩm có nhập lậu hay là không. Đồng thời cũng giúp cho người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo... của sản phẩm. Nhãn phụ cũng sẽ đi kèm với tem nhãn chính trên sản phẩm trước khi chúng được đưa ra lưu thông trên thị trường”.
Chình ình hàng hoá có dấu hiệu vi phạm sau buổi kiểm tra
Nhằm đưa thông tin một cách khách quan, đa chiều, ngày 21/5/2024, phóng viên tạp chí CHG có chuyển thông tin trên tới Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội. Sau khi tiếp nhận thông tin, phía Cục QLTT Hà Nội đã rốt ráo chỉ đạo Đội QLTT số 1 kiểm tra hai địa điểm kinh doanh của siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK vào ngày 23/5.
Hai cán bộ công chức thuộc Đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra hàng hóa tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK, 45 Trung Hòa, Cầu Giấy.
Điều làm người tiêu dùng và phóng viên khó tránh khỏi băn khoăn, trong quá trình kiểm tra, cũng như kết thúc buổi kiểm tra tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK (địa chỉ 45 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) của của hai cán bộ Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội, vào hồi 15 giờ 50 phút, số lượng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không dán nhãn phụ tiếng Việt vẫn chình ình trên quầy kệ. Nhiều sản phẩm là thuốc tân dược (thuốc ho Prospan) vẫn hiện hữu tại địa điểm dễ quan sát, ai cũng có thể nhận biết.
Chình ình hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong và sau quá trình lực lượng chức năng kiểm tra siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK, 45 Trung Hòa, Cầu Giấy.
Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt và thuốc nhỏ mắt được siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK bán cho người tiêu dùng sau khi kết thúc buổi kiểm tra chưa đầy 1 phút của lực lượng chức năng.
16 giờ 05 phút cùng ngày, phóng viên có trao đổi qua điện thoại với ông Hoàng Đại Nghĩa, đội trưởng Đội QLTT số 1, thắc mắc về việc sau khi kết thúc buổi kiểm tra, số lượng hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt tại đây dường như vẫn vẹn nguyên, ông Nghĩa cho rằng: “Em có thể yêu cầu Cục kiểm tra lại và xử lý kỷ luật không sao cả, không vấn đề gì... Về việc ghi nhãn hàng hóa, cũng nói với em không có hành vi (truy thu) thu lợi bất chính (?)”.
Tối cùng ngày, tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK (45 Trung Hòa, Cầu Giấy) vẫn bán thuốc tân dược.
Tối cùng ngày, cửa cuốn của siêu thị trên mở 1/3, cùng những điểm bất thường: “Hôm nay bọn em không bán trực tiếp, chỉ bán online. Bọn em đang phải đóng cửa cả hai cơ sở vì thanh tra họ đi kiểm tra... Thanh tra họ kiểm tra buổi trưa nay, khoảng 2, 3 giờ gì đấy, người ta đến xong khoảng 4 giờ người ta đi, người ta bắt đóng cửa”, một nhân viên tại đây cho biết.
Có hay không trong quá trình kiểm tra, cán bộ công chức QLTT (thuộc đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội) bỏ lọt hành vi vi phạm của siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK (địa chỉ 45 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)? Việc đơn vị trên kinh doanh các sản phẩm là thuốc tân dược có tính năng đặc trị và điều trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người tiêu dùng, sẽ thật khó lường nếu có hậu quả đáng tiếc xảy ra, đơn vị nào sẽ là người chịu trách nhiệm?
Thông tin liên quan đến vụ việc, chúng tôi đã chuyển tới các lãnh đạo Cục QLTT thành phố Hà Nội, một lãnh đạo cho biết: “Sẽ cho tái kiểm ngay... và cho đoàn thanh tra làm lại”.
Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phía lãnh đạo Cục QLTT Hà Nội luôn rất “nóng” trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đúng theo chủ trương của kế hoạch số 92/KH-BCĐ389. Vì vậy, rất mong phía Cục QLTT Hà Nội sớm làm sáng tỏ vụ việc.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: "Nếu hàng hóa do nước ngoài sản xuất có hóa đơn và tờ khai nhập khẩu mà không có nhãn phụ thì xử phạt hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP . |
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết