Kỳ 1: Chợ kinh doanh “thượng vàng, hạ cám”


(CHG) Việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng gian lận thương mại, gian lận thuế không chỉ gây cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Các đối tượng thực hiện hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 LTS: Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Các đối tượng kinh doanh lĩnh vực này thường hoạt động lén lút để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Thế nhưng, tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được diễn ra một cách công khai trên cả tuyến phố, với số lượng người mua kẻ bán náo nhiệt cùng số lượng hàng hóa tiêu thụ rất lớn. Những ngày bám sát địa bàn, chúng tôi không thấy có bóng dáng kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng...(?).

Sữa tắm và dầu gội đầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ trưng bày và bán buôn tại “chợ” Phú Lương

“Đã nhiều năm, hoạt động kinh doanh hàng tiêu dùng tại địa bàn phường Phú Lương diễn ra tấp nập. Đây là tuyến phố kinh doanh tự phát, được dân buôn gọi là “chợ”. Nơi đây kinh doanh “thượng vàng, hạ cám”, chủ yếu hàng được nhập về từ Trung Quốc. Hàng được nhập về theo container, đỗ ở phía ngoài bãi đất trống dành để làm khu thương mại, dịch vụ của phường, rồi sang tải…”, lời của một người dân nơi đây.

Được biết, tuyến phố kinh doanh hàng tiêu dùng này ở tổ 17, phường Phú Lương, quận Hà Đông, đã tồn tại được khoảng 10 năm. Tại đây, hàng hóa chủ yếu được bán buôn cho các đầu mối ở Hà Nội và những người bán hàng online.

Dọc tuyến phố, hàng hóa bày la liệt. Điều dễ nhận thấy là rất nhiều thùng hàng và sản phẩm hàng hóa in chữ Trung Quốc xếp thành đống lớn trước mặt tiền của các cửa hàng, tạo nên khu phố kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp, sầm uất. Xe chở hàng ra vào tấp nập, từ loại xe tự chế; xe máy; xe ô tô tải; xe ô tô 9-15 chỗ hoán cải…

Các mặt hàng đồ chơi, quần áo, đồ gia dụng nhãn mác Trung Quốc bày bán công khai tại “chợ “ Phú Lương

Mặt hàng bày bán tại đây rất phong phú và đa dạng, từ đồ điện gia dụng như: nồi cơm, nồi nướng điện, quạt điện mini… đến quần áo, đồ lót, giày dép, hóa - mỹ phẩm, bát đũa, đồ chơi của trẻ em… hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong vai người tìm nguồn hàng để mở đại lý bán buôn, chúng tôi tiếp xúc với một chủ đầu mối bán buôn tại đây, chị này cho hay: “Ở đây chủ yếu là hàng Trung Quốc, không có hóa đơn. Kể cả những nhà bán hàng mỹ phẩm tại đây, nhãn mác là tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Thái… nhưng nói thật toàn là hàng Trung Quốc. Bọn chị bán cho mọi người kinh doanh online, bán cho các shop trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh. Xe khắp nơi về lấy nhiều lắm, ở đây tắc đường thường xuyên”.

Tỏ ra lo lắng, chúng tôi hỏi: “Xe của em biển lạ vào nhập hàng, phía quản lý thị trường bắt thì sao?”. Chủ đầu mối tuyên bố: “Em yên tâm, tại đây bọn chị đã “làm luật” hết rồi, không thì làm sao được bán như thế này. Ngày nào chẳng có hàng vài trăm xe ra vào lấy hàng đi các tỉnh”.

Điều làm chúng tôi bất ngờ, “chợ” Phú Lương chỉ cách UBND phường Phú Lương khoảng 300m. Các cửa hàng kinh doanh san sát nhau, bày la liệt các loại mặt hàng có vỏ thùng ghi rất rõ chữ nước ngoài được chất đống ở cửa để chờ xếp lên xe về các tỉnh.

“Chợ” Phú Lương chỉ cách UBND phường Phú Lương khoảng 300m

Xe ra vào “ăn hàng” và “xả hàng” chủ yếu là xe tải, có biển số từ tỉnh ngoài, còn lại lượng lớn xe chạy quanh chợ là xe tự chế. Tại đây cũng xuất hiện những chiếc xe 16 chỗ đời mới, kính được dán màu để “ngụy trang” hàng hóa bên trong ra thường xuyên vào “xả hàng” cho các đại lý.

Lượng xe tự chế quần thảo dọc ngang tuyến phố, thế nhưng qua nhiều ngày sống với khu phố này, chúng tôi không thấy bóng dáng của lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát.

Kinh doanh buôn bán tấp nập, hàng hóa đa chủng loại, số lượng hàng hóa luôn chuyển qua nơi đây hàng ngày là rất lớn khi nhìn vào số lượng xe chở hàng đến và đi… nhưng các cơ quan chức năng đã ở đâu khi tuyến phố hàng lậu có xuất xứ từ Trung Quốc ngang nhiên, công khai bày bán? Phải chăng, ý kiến của người dân xung quanh tổ 17 phường Phú Lương khi nói về khu phố này là “vương quốc hàng lậu”, “thiên đường hàng lậu” là đúng sự thật.

Nghị định số 98/2020/ NĐ- CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng… mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Nghị định này cũng quy định buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật…

Nghị định 98/2020/ NĐ-CP áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Phạt tiền gấp hai lần: Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc! 

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3