Lạng Sơn: Xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới


(CHG) Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, việc buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm nhập lậu từ biên giới dự báo còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Trong đó, có việc gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển nhỏ lẻ trái phép qua biên giới chủ yếu là qua khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình với thủ đoạn tinh vi, manh động. Để kiểm soát chặt thực trạng này, đòi hỏi các ngành chức năng phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
“Nóng bỏng” tuyến Lộc Bình
Theo thông tin từ Đại tá Nông Quang Tám, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn, từ tháng 7/2023 đến nay, trên địa bàn nổi lên hoạt động vận chuyển gia cầm giống nhập lậu, tuy nhiên chỉ là nhỏ lẻ, chủ yếu tại khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, đoạn biên giới mốc 1217 - mốc 1221 và từ mốc 1227 đến mốc 1239. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng đêm tối phá rào biên để gánh từng thùng đựng gia cầm giống; khi tới địa điểm tập kết cho lên xe máy, chở ra ô tô để đưa vào nội địa. Thống kê, từ tháng 7 đến nay, lực lượng Biên phòng đã bắt trên 12 vụ với trên 20.700 con gia cầm giống.

Lực lượng Hải quan- Biên phòng- Kiểm dịch tại cửa khẩu Chi Ma đang kiểm đếm số tang vật là gia cầm giống nhập lậu được bắt giữ trước khi xử lý vụ việc.
 
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn Nguyễn Minh Tuấn đánh giá, hoạt động vận chuyển trái phép gia cầm nhập lậu chủ yếu từ tuyến biên giới cửa khẩu Chi Ma về nội địa huyện Lộc Bình với địa thế nhiều đường mòn lối mở, cung đường ngắn và lực lượng chức năng mỏng nên rất khó khăn trong chống buôn lậu gia cầm nhập lậu. Theo đó, từ tháng 7 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường đã bắt được 6 vụ, phạt 208 triệu đồng.
Cũng đánh giá thực trạng, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Công an Lạng Sơn thông tin, qua nắm tình hình, hiện nay tình trạng nhập lậu gia cầm toàn tuyến biên giới xác định chỉ có tuyến huyện Lộc Bình, các địa bàn khác chưa có. Các đối tượng đã sử dụng người dân ở biên giới để thuê gánh từ hàng rào biên giới để chở về các điểm trung chuyển. Thời gian bốc hàng lên xe rất nhanh và chuyên nghiệp để vận chuyển vào nội địa. Từ tháng 7 đến nay, lực lượng Công an đã bắt 5 vụ, thu giữ trên 40.000 con gia cầm giống.
Còn đối với công tác kiểm soát của lực lượng Hải quan, theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian gần đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã phối hợp bắt giữ 7.650 con gia cầm giống nhập lậu.
Tập trung ngăn chặn cao độ
Chỉ đạo tại cuộc họp với các lực lượng chức năng để đôn đốc triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới diễn ra ngày 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đánh giá, việc buôn bán trái phép gia cầm nhập lậu từ biên giới tỉnh Lạng Sơn dự báo còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đòi hỏi các ngành chức năng phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tăng cường tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân đặc biệt là cư dân biên giới.
Để ngăn chặn, kiểm soát thực trạng này, Chủ tịch tỉnh Hồ Tiến Thiệu yêu cầu, lực lượng Biên phòng, Hải quan tập trung cao độ, đẩy lùi các hoạt động vận chuyển trái phép hàng lậu; tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện hành vi vi phạm; lập một số chuyên án để đấu tranh quyết liệt với các hành vi vi phạm; làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng khác để trao đổi, cung cấp thông tin, cùng xử lý tốt các hành vi nhập lậu gia cầm.
Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Hồ Tiến Thiệu yêu cầu Cục Hải quan Lạng Sơn nghiên cứu bố trí bổ sung nhân lực để tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát cho địa bàn khu vực cửa khẩu Chi Ma.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đề nghị lực lượng Quản lý thị trường tích cực tuần tra kiểm soát địa bàn, đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả; tăng cường thêm lực lượng cho trục đường từ cửa khẩu Chi Ma vào nội địa. Lực lượng Công an huy động lực lượng nắm tình hình, đấu tranh xử lý các đối tượng, xây dựng chuyên án “đánh tận gốc”...
Đối với huyện biên giới Lộc Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu huyện phải xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể trong đấu tranh hành vi vận chuyển trái phép gia cầm; có các biện pháp phương án chỉ đạo UBND cấp xã có trách nhiệm vào cuộc. Các huyện biên giới còn lại tuy chưa phát hiện hiện tượng nhập lậu gia cầm nhưng lãnh đạo chính quyền các cấp không được chủ quan, lơ là.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3