Liệu những trái quýt Úc tại cửa hàng TÔM FRUITS có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc?


(CHG) Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết: “Hệ thống cửa hàng TÔM FRUITS có đang “hô biến” lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc?”, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục thông tin tới Quỹ Chống hàng giả những điểm bất thường về việc một số cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu mang thương hiệu TÔM FRUITS trong việc kinh doanh quýt Úc. Phải chăng những trái quýt Úc đang bày bán tại đây không có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc?

Nội dung bài viết: “Hệ thống cửa hàng TÔM FRUITS có đang “hô biến” lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc?” nhằm truyền tải thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Quỹ Chống hàng giả về những nghi vấn của nguồn gốc xuất xứ những trái lê đang được bày bán tại hệ thống cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUITS, đồng thời phần nào giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những ý kiến từ chuyên gia và những thông tin cảnh báo từ việc sử dụng hóa chất độc hại để bảo quản trái cây... Cũng như việc tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội (thông qua kế hoạch số 294/KH-UBND, ngày 07/12/2023).

Một trong những cửa hàng trái cây nhập khẩu mang thương hiệu TÔM FRUITS phóng viên Tạp chí CHG đã khảo sát.

Vì lẽ đó, sau khi bài viết được đăng tải trên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, một số người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Thái Nguyên tiếp tục thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả về những nghi ngờ liên quan đến nguồn gốc trái cây nhập khẩu đang được bày bán tại hệ thống TÔM FRUITS.
Quýt Úc liệu có xuất xứ từ Úc?
Cụ thể, ngày 29/2/2024, trao đổi thông tin với phóng viên, chị Đ.M.P cho biết: “Do tin tưởng vào lời giới thiệu của nhân viên cửa hàng trái cây nhập khẩu TÔM FRUIST (28 Trần Bình, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm), tôi đã mua gần 4kg sản phẩm quýt Úc với giá 59.000 đồng/1kg, cùng lời đề nghị phía đơn vị cung cấp sản phẩm phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tôi phát hiện dòng chữ ghi xuất xứ Trung Quốc ở phần sau của khay sản phẩm. Điều lấy làm lạ, hóa đơn VAT do công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS Việt Nam phần ghi sản phẩm hàng hóa có ghi nhận là quýt Úc, với giá thành 72.429 đồng và số lượng cân thực tế được đơn vị này ghi là 2,88kg. Nghi ngờ về sản phẩm, tôi đến thắc mắc với phía cửa hàng thì nhận được câu trả lời của nhân viên nơi đây: "Em nói thật với chị quýt này là giống của Úc, nhưng mà ở bên Trung Quốc... Lê là lê sữa cũng của Trung Quốc, còn hóa đơn em sẽ hỏi lại cho chị. Phải chăng phía cửa hàng TÔM FRUITS 28 Trần Bình, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm đang có dấu hiệu "mập mờ gian dối, nhằm lừa dối khách hàng về nguồn gốc xuất xứ những trái quýt đang bày bán tại đây”?

Những trái quýt Úc được nhân viên của cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu có địa chỉ 28 Trần Bình, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm giới thiệu và bán cho người tiêu dùng liệu có đúng được trồng tại Úc?

Cũng tại buổi trao đổi, chị V.T.H cũng nêu nghi vấn: “Tôi có mua sản phẩm quýt Úc với giá 59.000 đồng/1kg và lê sữa Hàn Quốc với giá 95.000 đồng/1khay 03 trái (gần 1,7kg) tại cửa hàng TÔM FRUITS (34 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên). Trong quá trình sử dụng, nhận thấy chất lượng của những trái quýt Úc có dấu hiệu nẫu, ủng (mặc dù quan sát bằng mắt thường vẫn thấy quả quýt căng, bóng, không có dấu hiệu dập nát...), những miếng lê sữa Hàn Quốc có vị nhạt, xốp, kém giòn... Nghi ngờ hai sản phẩm trên không phải là lê sữa Hàn Quốc và quýt Úc, tôi có tìm hiểu thông tin trên một số hội nhóm chuyên kinh doanh về trái cây nhập khẩu và nhận được một số bình luận khiến bản thân thấy mất niềm tin thực sự với đơn vị kinh doanh này.

Tìm hiểu thông tin trên một số hội nhóm chuyên kinh doanh về trái cây nhập khẩu và nhận được một số bình luận khiến bản thân thấy mất niềm tin thực sự với đơn vị kinh doanh trái cây nhập khẩu TÔM FRUITS.

Cụ thể, tài khoản Facebook T.K cho biết: "Quýt Úc chuẩn hiện tại chưa có đâu. Hiện nay đa phần là quýt Trung Quốc. Quýt Úc chuẩn giá cao lắm". Hay như tài khoản Facebook M.A cho rằng: "Giá 60.000 đồng/1kg chắc chắn là quýt Trung Quốc rồi..."...
Còn với sản phẩm lê sữa Hàn Quốc, tài khoản Facebook của bạn C.H.P cho biết: “Không có khái niệm nào là khái niệm lê sữa đến từ Hàn Quốc, lê Trung Quốc 100%. Nếu ai chứng minh được lê sữa là lê Hàn Quốc và được phía hiệp hội Nông nghiệp Hàn Quốc trả lời bằng văn bản là có loại đó, em xin lấy tư cách cá nhân đền bao nhiêu tiền cũng được”. Tại tài khoản C.A cho rằng: “Ở Hàn Quốc gần chục năm không nghe thấy lê sữa...”.
Những chia sẻ trên khiến tôi khá hoang mang. Tôi có nhắn tin trao đổi với phía cửa hàng qua Zalo, cũng như nhiều lần gọi điện nhưng phía cửa hàng trên không trả lời tin nhắn cũng như không bắt máy. Tôi rất mong các cơ quan chức năng thẩm tra xác minh thông tin nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Cơ quan chức năng sẽ rốt ráo thẩm tra - xác minh vụ việc?
Những thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Quỹ Chống hàng giả không hẳn là thiếu căn cứ, bởi theo thông tin từ một số đầu mối chuyên nhập khẩu hoa quả từ Úc về thị trường Việt Nam, đơn vị này cho hay: “Thời điểm này không phải là mùa quýt Úc. Bây giờ trên thị trường chủ yếu là quýt Trung Quốc. Với giá 59.000 đồng/1kg thì không thể nào người tiêu dùng có thể mua được quýt Úc chuẩn (kể cả thời điểm chính vụ, chưa nói đây lại là trái vụ)”.

Chênh lệch về giá bán và giá ghi trong hóa đơn VAT khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về việc phía cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUITS có đang tư vấn bán hàng không đúng với nguồn gốc xuất xứ. Rất mong cơ quan thuế sớm vào cuộc làm rõ sự bất thường tại Công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc chênh lệch về giá trị thật của số lượng, giá thành trên hóa đơn bán lẻ được in từ máy tính tiền có sự chênh lệch với hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) của những cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUITS (trong hóa đơn VAT do Công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS Việt Nam thường cao hơn hóa đơn thực tế mua vào của người tiêu dùng khoảng vài chục %), điều đó hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Chính vì lẽ đó không ít thắc mắc của người tiêu dùng về những trái lê có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, những trái quýt có đúng là của Úc đang được bày bán tại những cửa hàng có biển hiệu Tổng kho hoa quả- Thực phẩm- Hàng tiêu dùng nhập khẩu TÔM FRUITS?
Ngoài những nghi vấn trên, việc các cửa hàng trên không xuất hóa đơn VAT trên máy tính tiền (ngay sau khi khách mua hàng) theo quy định của cơ quan thuế cũng có thể dẫn tới những hoài nghi trong việc liệu đơn vị này có đang làm trái quy định của pháp luật về thuế?
Nhằm tránh việc các đơn vị kinh doanh có hành vi thiết lập hai sổ sách để gian lận thuế, tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử quy định:
"Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế...
Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành. Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán...
Nhằm có những thông tin khách quan, đa chiều, ngày 29/2 phóng viên có buổi trao đổi với ông Trần Khánh Phương, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên) về những khay trái cây lê sữa Hàn Quốc và quýt Úc trắng thông tin mà cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUTS bán cho người tiêu dùng, ông Phương cho biết: “Qua quan sát hai khay trái cây trên, nhận thấy đơn vị trên đã có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn hàng hóa: không có nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu; không có ngày sản xuất, hạn sử dụng, ngày san chia sản phẩm; không thể hiện về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa... Chúng tôi sẽ cho thẩm tra - xác minh, kiểm tra - xử lý đơn vị trên”.
Những cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu mang thương hiệu TÔM FRUITS (thuộc Công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS Việt Nam) có nhiều điều bất thường. Vì vậy rất mong cơ quan quản lý thị trường xác minh về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm mà đơn vị này đang kinh doanh, cũng như cơ quan thuế sớm vào cuộc, làm rõ đơn vị trên có đang gian lận thuế, gây thất thu ngân sách? Đồng thời người tiêu dùng hy vọng phía Công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS  Việt Nam (đơn vị quản lý vận hành chuỗi thương hiệu Tổng kho hoa quả- thực phẩm- hàng tiêu dùng nhập khẩu TÔM FRUITS, với hơn 30 cửa hàng: Hà Nội; Thái Nguyên; Hải Dương) sớm thông tin cụ thể về vụ việc.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, nếu khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng:
"Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ "người mua không lấy hoá đơn" hoặc "người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế."
Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa đơn thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc. 
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.
Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3