Hà Nội: Hệ thống cửa hàng TÔM FRUITS có đang “hô biến” lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc?


(CHG) Nhân viên bán hàng của nhiều cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUITS tư vấn và khẳng định với người tiêu dùng: những quả lê tại đây có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau những nghi ngờ về hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), bí ẩn những trái lê Hàn Quốc tại đây đã lộ sáng: “là giống lê Hàn Quốc, trồng tại Trung Quốc”.
Công khai bày bán hoa quả trắng thông tin
Có thể nói, với sự góp mặt của các sản phẩm trái cây nhập khẩu đã làm phong phú thêm thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, chất lượng và giá bán những sản phẩm này nếu thiếu công khai, minh bạch, sẽ khiến thị trường trái cây nhập khẩu đang ở trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”.
Lợi dụng nhu cầu “sính ngoại” của người tiêu dùng cũng như mức lợi nhuận “khủng” của ngành hàng này mang lại, một số gian thương đã “phù phép” trái cây không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hoa quả nhập lậu... thành trái cây nhập khẩu, có giá trị kinh tế để trục lợi.
Tổng kho hoa quả - thực phẩm nhập khẩu TÔM FRUITS có địa chỉ tại 16 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy.
Điều đó không phải là thiếu cơ sở, bởi thời gian qua người tiêu dùng thường xuyên thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về một số đơn vị kinh doanh trái cây nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội có dấu hiệu “treo đầu dê, bán thịt chó”. Trong đó, chuỗi hệ thống mang thương hiệu TÔM FRUITS là một điển hình của việc “hô biến” những trái Lê Trung Quốc thành Lê Hàn Quốc. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Trái cây được hệ thống tổng kho hoa quả - thực phẩm nhập khẩu TÔM FRUITS san chia thành từng khay, trắng thông tin, không nhãn phụ tiếng Việt thể hiện nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. 
Khảo sát thực tế tại một số cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUITS: 61 Xuân La, quận Tây Hồ; 61 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy; 16 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy; B1 – 11 Hàm Nghi, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm. Phóng viên nhận thấy nhiều trái cây tại đây được giới thiệu là nhập khẩu từ nước ngoài như: Pháp; Peru; Úc; Hàn Quốc... Điều khiến phóng viên khó tránh khỏi ngạc nhiên, những khay trái cây được giới thiệu là hàng nhập khẩu tại những cửa hàng này hầu như trắng thông tin. Việc không thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ trái cây nhập khẩu, cũng như ngày sản xuất; ngày san chia, hạn sử dụng... trên khay sản phẩm khiến người tiêu dùng nghi vấn: Liệu những sản phẩm trên có đang bị đơn vị kinh doanh gian lận về nguồn gốc xuất xứ của trái cây?
Hô biến lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc?
Những trái lê được nhân viên của một số cửa hàng thuộc tổng kho hoa quả - thực phẩm nhập khẩu TÔM FRUITS tư vấn là lê Hàn Quốc có giá rẻ bất thường (89.000 đồng/1khay, khoảng 2kg), khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Một trong những người thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về nghi ngờ cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu mang thương hiệu TÔM FRUITS có dấu hiệu giả mạo về nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm trái cây lê Hàn Quốc, chị N.T.Q bức xúc: “Tôi được nhân viên của cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu TÔM FRUITS (địa chỉ 61 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) tư vấn mua lê Hàn Quốc với giá 89.000đồng/1 khay (03 quả, khoảng 2kg). Trong quá trình sử dụng, nhận thấy những quả lê Hàn Quốc mua tại cửa hàng trên có vị nhạt, xốp, không giòn như những trái lê Hàn Quốc gia đình vẫn mua ở cửa hàng khác. Quan sát khay lê còn lại, tôi không thấy bất kỳ nhãn hàng hóa nào thể hiện về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, ngày san chia, ngày hết hạn... Nghi ngờ cửa hàng trên “phù phép”, “biến” lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc, lừa dối người tiêu dùng, nhằm trục lợi, cũng như lo lắng về chất lượng, chỉ tiêu an toàn của những trái lê gia đình tôi đã sử dụng, tôi rất mong các cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ việc”.

Bất thường việc ghi hoá đơn Giá trị gia tăng (VAT) của công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS Việt Nam (giá bán lê Hàn Quốc thực tế tại các cửa hàng trên là 89.000 đồng/1khay khoảng 2kg, thế nhưng đơn vị sở hữu thương hiệu TÔM FRUITS lại xuất hoá đơn VAT là 71.429 đồng/1kg).
Ngày 21/2/2024, khảo sát tại cửa hàng TÔM FRUITS, địa chỉ 61 Xuân La, quận Tây Hồ, nhân viên tại đây khẳng định: “Lê của cửa hàng là lê nâu Hàn Quốc, bán theo khay 3 quả chứ không bán theo kg và sẽ được cửa hàng xuất hóa đơn đúng chủng loại”
Điều khiến phóng viên không khỏi bất ngờ về giá trị thật của những trái lê được đơn vị sở hữu thương hiệu TÔM FRUITS (Công ty TNHH đầu tư TÔM FRUITS VIỆT NAM) viết trên hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) cho khách hàng: Lê quả tươi, đơn giá 71.429 đồng/1kg. Như vậy, giá ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng cao hơn giá bán thực tế đến 26.929 đồng, liệu có bất thường?
Ngày 22/02/2024, phóng viên nhận được một số phản hồi (bằng điện thoại) từ phía đơn vị quản lý vận hành thương hiệu TÔM FRUITS về nguồn gốc thật của những trái lê nâu được bày bán tại hệ thống của cửa hàng mang thương hiệu TÔM FRUITS: “Hoa quả lê nâu này là giống của Hàn nhưng được trồng tại Trung Quốc”. Đồng thời người quản lý này “đẩy” trách nhiệm cho phía nhân viên tư vấn: “Lỗi do nhân viên mới, chưa tư vấn chính xác cho khách hàng về nguồn gốc sản phẩm...”.
Thực tế, việc “nhầm lẫn” trên không chỉ diễn ra tại cửa hàng 61 Xuân La, quận Tây Hồ mà còn diễn ra tại rất nhiều cửa hàng khác của thương hiệu này. Điều đó khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi nghi ngờ: Đơn vị trên có đang “phù phép”, “biến hóa” lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc, lừa dối người tiêu dùng nhằm trục lợi bất chính?

Trao đổi với ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Qũy Chống hàng giả về thực trạng liên quan đến một số đơn vị kinh doanh trái cây nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, ông Hoan cho rằng:

“ Hiện nay các loại trái cây nhập khẩu được giới thiệu và bày bán trên thị trường rất phong phú. Nếu căn cứ vào những lời giới thiệu: táo New Zealand, nho Mỹ, táo Úc, lê Hàn Quốc… mà người tiêu dùng không tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ trên tem và nhãn phụ của sản phẩm thì rất dễ mắc lừa bởi những gian thương. Việc những loại trái cây cao cấp đắt tiền này có đúng như lời giới thiệu không, được bảo quản bằng hóa chất gì và có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không, thực tế rất khó biết vì ngay nguồn gốc của chúng cũng rất mập mờ.

Có rất nhiều hóa chất đang được người ta dùng để bảo quản trái cây, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là đất đèn và một số hóa chất độc hại khác. Hóa chất được nói đến nhiều là chất chống nấm dùng trong xây dựng rất rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu. Có nơi người ta còn dùng cả chất 2,4D là một loại thuốc diệt cỏ để tẩm ướp bảo quản trái cây. Đây là một hóa chất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp trái cây tươi lâu.

Việc phân biệt trái cây tự nhiên với những loại được bảo quản bằng hóa chất rất khó, không thể thực hiện được bằng mắt thường. Các biện pháp để phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng vì hóa chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây.

Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên thận trọng khi chọn mua trái cây, nên mua những loại có dáng vẻ tự nhiên và cảnh giác với những loại nom quá bóng bẩy, đẹp mã. Nên chọn mua trái cây ở những cửa hàng có tín nhiệm, không nên mua những loại không rõ nguồn gốc. Những trái cây (nhất là hàng nhập ngoại) được bảo quản theo các phương pháp an toàn thường được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công chế biến trên bao gói, bán lẻ trên thùng đựng. Đồng thời nên ăn những trái cây trong nước và không nên mua những quả trái mùa nếu không biết rõ chúng được bảo quản bằng phương pháp gì, có an toàn hay không?.

Trước mối lo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hoa quả nhập khẩu, nhằm minh bạch thị trường hoa quả nhập khẩu, ngày 07/12/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 294/KH-UBND (tăng cường quản tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố). Cụ thể, trong năm 2024, TP.Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trái cây lưu thông trên địa bàn về nguồn gốc xuất xứ, xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3