Lộ đường dây sản xuất, mua bán hàng tấn trà sữa giả


(CHG) 2,7 tấn thành phẩm trà sữa giả các loại vừa được Công an Thành phố Thanh Hóa bắt giữ. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng phát hiện 1 đường dây chuyên sản xuất, mua bán trà sữa giả nhãn mác của Công ty trà Phúc Lộc và Phúc Long.

Ngày 21/6, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã ra quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 6 đối tượng có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm.
Các đối tượng trong đường dây sản xuất, mua bán trà sữa giả bị bắt giữ.
Các đối tượng gồm: Đỗ Trọng Nghĩa (SN 1980 ở phường 15, quận 4, TP Hồ Chí Minh); Đồng Ngô Minh Hiếu (SN 1987, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng); Nguyễn Văn Đông (SN 1982); Nguyễn Văn Thông (SN 1981) đều ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre; Dương Văn Thạo (SN 1991 ở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) và Đặng Quốc Toàn (SN 1978, ở phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa).
Trước đó, Công an thành phố Thanh Hóa và Đội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với cơ sở kinh doanh đồ pha chế của Đặng Quốc Toàn (phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa).
 
Lực lượng chức năng kiểm tra số tang vật thu giữ.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ số nguyên liệu tại cơ sở này có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì. Trị giá hàng hóa vi phạm khoảng hơn 10 triệu đồng. Mở rộng điều tra, Công an thành phố Thanh Hóa đã phát hiện một đường dây chuyên sản xuất, mua bán trà sữa giả nhãn mác của Công ty trà Phúc Lộc và Phúc Long.
Theo đó, các đối tượng Nghĩa, Thông và Hiếu đã câu kết với nhau để sản xuất, mua bán trà sữa giả rồi bán cho Dương Văn Thạo. Toàn bộ số trà giả sau khi mua được, Thạo đã đăng bán trên trang mạng xã hội cá nhân. Vì ham rẻ, Đặng Quốc Toàn ở thành phố Thanh Hóa đã thỏa thuận và mua lại số trà của Thạo.
Đến nay, quá trình điều tra xác minh, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã thu giữ 15 nghìn bao bì giả để đóng trà, 2,7 tấn thành phẩm trà giả các loại.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Liên quan tới sản xuất, mua bán hàng giả mạo nhãn hiệu, tại Hà Nội mới đây Cục QLTT TP. Hà Nội bắt quả tang một cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả mạo nhãn hiệu tại thôn Cao sơn, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ngoài số hàng hóa thành phẩm trên, lực lượng chức năng còn ghi nhận tại cơ sở kinh doanh chứa 4.070 lọ nhựa đựng 20 viên sủi/lọ không có nhãn mác; 67 kg viên thuốc các loại không có nhãn mác; 44.656 chiếc tem nhãn giấy các loại có chữ Lady, Xtraman, Toca, V3, tem chống hàng giả; 15.478 chiếc vỏ hộp giấy các loại cùng 01 chiếc máy khò nhiệt và 01 chiếc máy ép nhiệt đã qua sử dụng nhãn có chữ nước ngoài.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa không niêm yết giá theo quy định; không xác định được có kinh doanh trên thương mại điện tử; có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm có nhãn hàng hóa và bao bì hàng hóa bị làm giả với tên, địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm; Giả mạo mã số đăng ký lưu hành sản phẩm được quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tổng trị giá hàng giả theo giá trị của hàng thật trên 278 triệu đồng.
Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ:
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3