Monnie Kids vi phạm trên diện rộng?


(CHG) Không chỉ người tiêu dùng trên địa bàn TP Hà Nội phản ảnh về việc một số cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids bày bán nhiều hàng hóa không nhãn phụ Tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh thuốc tân dược sai quy định của pháp luật, thời gian qua Tổng đài Chống hàng giả đã nhận được những thông tin tương tự từ người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh.
Kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ theo hệ thống?
Thời gian qua, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải 02 bài viết:” Hà Nội: Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp Monnie Kids ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ Tiếng Việt” và “ Monnie Kids có đủ điều kiện kinh doanh thuốc tân dược?”, với nội dung: ghi nhận ý kiến người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội phản ảnh tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids bày bán nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu và kinh doanh thuốc tân dược sai quy định của pháp luật.
Trong những ngày gần đây, không chỉ người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tiếp tục thông tin một số dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của hệ thống Monnie Kids, mà người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin tình trạng tương tự của chuỗi hệ thống này tới Tổng đài Chống hàng giả.


Hàng hóa tại cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids có địa chỉ 01SH15A – 01SH17 Tòa S203 Vinhomes Smartcity Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Cụ thể, tại thời điểm khảo sát, Phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy hàng hóa tại cửa hàng có địa chỉ số 294 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: bình sữa, núm ti, dầu mát xa, cốc uống nước… các sản phẩm trên dành cho nhóm tiêu dùng là mẹ và bé. Trên nhãn gốc của một số sản phẩm đã nêu có chữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ tiếng Việt.


Hàng hóa tại cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids có địa chỉ số 294 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Bởi thế, khó tránh khỏi những băn khoăn của người tiêu dùng: Liệu hàng hoá mà chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids đang kinh doanh đã đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? Liệu lợi ích của người tiêu dùng có được đảm bảo khi mà thông tin sản phẩm vẫn còn mập mờ?
Bởi thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm trong sạch thị trường, tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hàng hóa cùng loại.

Cửa hàng bán lẻ, không phải Công ty nên không thể xuất hóa đơn?

Một nhân viên của cửa hàng Monnie Kids Nguyễn Thiện Thuật cho biết: "Nếu mà muốn xuất hóa đơn thì mình phải mua hàng của công ty, bọn em chỉ là cửa hàng bán lẻ nên không xuất hóa đơn được"
Trong quá trình khảo sát, phóng viên nêu câu hỏi về việc xuất hóa đơn khi khách hàng yêu cầu, một nhân viên của cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids có địa chỉ 249 Nguyễn Thiện Thuật cho biết: Nếu mà muốn xuất hóa đơn thì mình phải mua hàng của công ty, bọn em chỉ là cửa hàng bán lẻ nên không xuất hóa đơn được.

Nhân viên của cửa hàng Monnie Kids 452 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Bên em chỉ có hóa đơn bán hàng là được in ra từ phần mềm bán hàng chứ không xuất hóa đơn VAT hay hóa đơn nào khác”
Cũng với câu hỏi đó, phóng viên được một nhân viên của cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids địa chỉ 452 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Bên em chỉ có hóa đơn bán hàng là được in ra từ phần mềm bán hàng chứ không xuất hóa đơn VAT hay hóa đơn nào khác”. Sau đó, nhân viên này đưa ra một tờ giấy được in ra từ phần mềm bán hàng và cho rằng đây là hóa đơn. Thông tin trên tờ giấy đó bao gồm: Logo Monnie Kids, địa chỉ cửa hàng, hotline, trên tờ giấy này ghi Hóa Đơn Bán Hàng, số hóa đơn, ngày tháng năm, tên khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, các hàng hóa mua, số lượng, giá bán lẻ, tổng tiền hàng, chiết khấu, phí ship hàng, tổng thanh tóa, số tiền bằng chữ và lời cám ơn của cửa hàng.

Nhân viên đưa ra một tờ giấy được in ra từ phần mềm bán hàng và cho rằng đây là hóa đơn
Theo quan điểm cá nhân, Ông Nguyễn Lê Hoan – Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/TT-BTC như sau: “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Theo đó, đối với trường hợp khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên, nếu khách hàng không lấy hoá đơn thì người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vẫn phải lập hoá đơn, không phân biệt đối tượng bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là doanh nghiệp hay hình thức hộ kinh doanh.
Về thời điểm xuất hoá đơn thì tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 26/2015/TT-BTc quy định về lập hoá đơn như sau: Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp chủ cửa hàng nợ hoá đơn, làm cho người mua bị chậm kê khai nộp thuế, người bán có thể bị xử phạt hành chính, với số tiền lên đến 8 triệu đồng. Cụ thể, đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì có thể bị phạt tiền từ 4 triệu – 8 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn.”
Chiếu theo quy định, khi người tiêu dùng mua hàng hóa với giá trị hơn 600.000 đồng mà cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids không xuất hoá đơn GTGT liệu đã đúng với các quy định của pháp luật? Liệu phía Monnie Kids có hành vi gian lận thương mại, gian lận thuế? Với câu hỏi trên, rất mong phía cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3