Hà Nội: Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp Monnie Kids ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ Tiếng Việt


(CHG) Thực phẩm chức năng; Vitamin các loại; men tiêu hóa; bỉm; sữa; bánh… thậm chí sản phẩm là thuốc, chủ yếu là sản phẩm dành cho nhóm tiêu dùng mẹ và em bé, có chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm, nhưng không nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai tại chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids. Vấn đề trên, khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng việt
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dán nhãn phụ tiếng Việt lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa từ tiếng nước nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Thế nhưng, bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, doanh nghiệp… vẫn đang cố tình vi phạm. Điều đó có thể gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người tiêu dùng, thậm chí có thể tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt nguy hiểm, nếu đối tượng tiêu dùng đó lại chính là các bà bầu và trẻ em.
Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn TP Hà Nội thường xuyên thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp Monnie Kids chuyên kinh doanh về hàng tiêu dùng dành cho mẹ bầu và em bé bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).







Một số hàng hóa tại đây không được dán nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật
Cụ thể, chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp Monnie Kids hiện có 8 cơ sở tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Khảo sát một số cửa hàng kinh doanh mang thương hiệu Monnie Kids trên địa bàn TP Hà Nội, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy một số thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Tổng đài Chống hàng giả là có cơ sở. Tại 2 cửa hàng có địa chỉ 452 Xã Đàn, Đống Đa và 55 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, chủ yếu kinh doanh hàng hóa là hàng tiêu dùng như: sản phẩm Men tiêu hóa; sản phẩm Vitamin; sản phẩm bình sữa và ti giả; bỉm; sữa; bánh; khăn ướt; nước rửa bình;… các sản phẩm trên dành cho nhóm tiêu dùng là mẹ và bé. Trên nhãn gốc của một số sản phẩm đã nêu có chữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ tiếng Việt. Điều đó khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang bày bán tại đây. Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn: liệu tại hệ thống của hàng trên có đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu?
Nhằm thông tin khách quan đa chiều đến bạn đọc, phóng viên CHG đã liên hệ tới số điện thoại 0931.121.xxx của Hộ kinh doanh Monnie Kids và gặp được nhân viên, người nhân viên này cho biết là từ chối làm việc với báo chí và cho rằng phóng viên làm phiền đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.





Thực phẩm chức năng; Vitamin các loại; men tiêu hóa... đa phần không có dán nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật
Đã từng bị xử lý về kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Tháng 10 năm 2022, một số cơ quan báo chí đưa tin về việc Hệ thống Monnie Kids bị xử phạt vì kinh doanh hàng nhập lậu
Những thắc mắc, hoài nghi của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội về việc một số của hàng kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé mang thương hiệu Monnie Kids có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu không phải là không có cơ sở. Bởi trước đó, vào tháng 10 năm 2022, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Đội Quản lý thị trường số 6 đã kiểm tra đột xuất cơ sở Monnie Kids địa chỉ 01SH15A - 01SH17 tòa S203 Khu đô thị Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phát hiện một số hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt với giá trị hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết trên 22 triệu đồng. Đội Quản lý thị trường số 11 đã ra quyết định xử phạt 2.500.000 đồng đối với cơ sở Monnie Kids địa chỉ 102 Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội khi phát hiện lượng lớn sản phẩm vi phạm với tổng giá trị trên 19 triệu đồng trong quá trình kiểm tra. Đội Quản lý thị trường số 13 và Đội Quản lý thị trường số 5 đồng loạt kiểm tra và ra quyết định xử phạt lần lượt 1,5 triệu đồng và 750.000 đồng đối với cơ sở Monnie Kids số 55 Khúc Thừa Dụ, quận Cầu Giấy và cơ sở Monnie Kids số 299 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đội Quản lý thị trường số 4 cũng ra quyết định kiểm tra và xử phạt cơ sở Monnie Kids địa chỉ số 452 Xã Đàn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội số tiền 2 triệu đồng trên tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết là 7,5 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Việc hệ thống cửa hàng kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé mang thương hiệu Monnie Kids kinh doanh hàng hóa vi phạm về quy đinh nhãn sản phẩm, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng nhập lậu, là vi phạm các quy định của pháp luật. Bởi thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm trong sạch thị trường, tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hàng hóa cùng loại.
Theo ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho biết “Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2020), hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, nhưng không có căn cứ để xác định được nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin như sau: về nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa bao gồm; chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan;  giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.
Như vậy, những loại hàng hóa không đáp ứng được các điều kiện về nơi sản xuất, cũng như những căn cứ đã nêu trên mà đã và đang lưu thông trên thị trường thì được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.
Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho biết thêm: “Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp, vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm”.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3