Monnie Kids có đủ điều kiện kinh doanh thuốc tân dược?


(CHG) Monnie Kids quảng cáo là “Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp”, tuy nhiên, tại đây lại đang diễn ra hoạt động kinh doanh thuốc tân dược một cách công khai. Liệu hoạt động kinh doanh của đơn vị trên có được cơ quan chức năng cho phép? Liệu hoạt động kinh doanh này có gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng?
Công khai kinh doanh thuốc tân dược "chui"?
Trên nền tảng mạng xã hội, phía Monnie Kids công khai quảng cáo bán thuốc tân dược, cụ thể là thuốc ho ProsPan, thuốc hạ sốt Doliprane, thuốc nhỏ mũi Otriven… Thực tế chứng minh, tại 2 cửa hàng của Monnie Kids tại Hà Nội: 55 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy và 452 Xã Đàn, Đống Đa người tiêu dùng có thể dễ dàng mua các sản phẩm nói trên một cách dễ dàng.
Theo khảo sát của phóng viên, thuốc ho ProsPan, thuốc hạ sốt Doliprane, thuốc nhỏ mũi Otriven tại đây được công khai trưng bày trên giá kệ của sản phẩm. Trên nhãn gốc của sản phẩm có chữ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt. Vì thế gây khó khăn cho người tiêu dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến: thành phần, định lượng, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo, chống chỉ định...



Các loại thuốc tân dược đang được bày bạn tại hệ thống cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids
Theo quy định, để được kinh doanh thuốc, cơ sở kinh doanh cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và nhân viên bán hàng phải có văn bằng chuyên môn dược từ sơ cấp dược trở lên. Nhân viên cung cấp thông tin cho người mua thuốc, thuốc kê đơn phải là người phụ trách chuyên môn hoặc người có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp ngành dược trở lên và có thời gian thực hành chuyên môn.
Vậy 2 cửa hàng Monnie Kids tại Hà Nội 55 Khúc Thừa Dụ và 452 Xã Đàn có đảm bảo các tiêu chí trên để bán và tư vấn bán sản phẩm là thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe? Việc cửa hàng trên kinh doanh thuốc tân dược khó tránh khỏi sự nghi hoặc của người tiêu dùng: liệu thuốc hạ sốt, thuốc ho và thuốc nhỏ mũi do cửa hàng trên cung cấp có đủ điều kiện dể lưu hành tại Việt Nam? Liệu sử dụng những sản phẩm hàng hóa trên có đủ an toàn cho người tiêu dùng?
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Trường Giang - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại cho biết: Paracetamol, Nasentrophen, Prospan, … là các thuốc không kê đơn hay Anaferon là một loại thuốc kê đơn, cần có chỉ định của bác sĩ mới được phép sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo Luật Dược 2016 thì những thuốc này phải được bán tại cửa hàng đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hình thức xử phạt cơ sở bán buôn thuốc kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn thuốc kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Monnie Kids có đang thách thức quy định của pháp luật?
Ngày 05/10/2023, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có đăng tải bài viết: “Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp Monnie Kids ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ Tiếng Việt”, thông tin về việc chuỗi cửa hàng Monnie Kids đang kinh doanh một số hàng hóa có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, thế nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu vi phạm về việc ghi nhãn sản phẩm.




Các sản phẩm sữa bột, sữa uống liền, trà,... không có nhãn phụ tiếng Việt
Những tưởng, sau khi Tạp chí CHG đăng tải thông tin, đơn vị quản lý chuỗi cửa hàng Monnie Kids sẽ có những tiếp thu, thay đổi và hoàn thiện hơn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, dường như đơn vị kinh doanh này đang có dấu hiệu thách thức quy định của pháp luật.
Ngày 12/10 và ngày 13/10, Phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát lại cửa hàng Monnie Kids, địa chỉ số 55 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội. Các loại hàng hóa như: Sữa Aptamil; Sữa Nan Supreme 1; Sữa Enfamil Enspire Optimum Infant Formula; sữa ngũ cốc Fruto; Sữa tươi tiệt trùng Yonsei; Sữa Morinaga Matcha Nhật Bản; Trà HIPP; Sắt Bầu Blackmore; Dưỡng Ẩm Cetaphil; Kem bôi hăm Sudocrem; Kem trị nứt đầu ti Purelan; Bột lắc sữa Bledine; Bánh ăn dặm; Canxi Ostelin calcium & Vitamin D3; Nước muối Physiodose; Hóa mỹ phẩm; Bình sữa và ti bình sữa thay thế; … thậm chí sản phẩm là thuốc tân dược như: thuốc ho ProsPan, thuốc hạ sốt Doliprane, thuốc nhỏ mũi Otriven, … có dấu hiệu vi phạm trong việc ghi nhãn tiếng Việt lên sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài.








Ngoài sữa ra thì đồ tiêu dùng như: bánh ăn dặm, hóa mỹ phẩm, ...  đều thiếu thông tin bắt buộc trên nhãn sản phẩm
Có hay không việc thương hiệu Monnie Kids đang mập mờ thông tin về sản phẩm, “phớt lờ” các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng? Phải chăng ý kiến của người tiêu dùng đang bị doanh nghiệp trên xem nhẹ? Nếu quả thật như vậy, chắc gì quyền lợi của người tiêu dùng đã được doanh nghiệp coi trọng(!)
Vì lẽ đó, ông Hồ Trường Giang cho rằng: Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Việc đơn vị kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, kinh doanh hàng hóa trôi nổi, hàng xách tay… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP, ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3