Nâng tầm thương hiệu phá rào cản hàng giả, hàng nhái


(CHG) Theo báo cáo từ Brance Finance, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 được định giá là 431 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Việt Nam là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị Thương hiệu Quốc gia thể hiện vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Đi đôi với xây dựng thương hiệu, việc bảo vệ thương hiệu luôn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Bởi hiện nay, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền thương hiệu của doanh nghiệp đang là vấn đề báo động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, dược phẩm...
Hàng giả tràn ngập với kỹ thuật tinh vi
Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG), trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu uy tín bị làm giả. Cấp độ làm làm giả, nhái hầu như phủ khắp tất cả các loại sản phẩm từ bình dân đến cao cấp… Tập trung ở các nhóm hàng mỹ phẩm, dệt may, giầy dép, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giải khát, bột giặt, vật tư nông nghiệp, dây cáp điện, vật liệu xây dựng… việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu.
Theo thống kê, thời gian làm giả một mặt hàng thật mới “ra lò” chỉ mất khoảng 1 tháng, thậm chí chỉ 1 - 2 tuần. Kỹ thuật, thủ thuật làm giả ngày càng tinh vi, làm giả không chỉ ở trong nước mà còn đặt hàng ở nước ngoài rồi chuyển về Việt Nam tiêu thụ…
Sự tinh vi và nhanh đến chóng mặt của hàng giả, hàng nhái đặt người tiêu dùng và các cơ quan quản lý vào tình thế khó khăn. Người tiêu dùng khó phân biệt được hàng giả, hàng thật khi mua bán, còn cơ quan quản lý Nhà nước phải vất vả hơn nhiều trong việc quản lý và bắt giữ, xử lý vấn nạn này.
 Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa làm giả nhãn mác, nguồn gốc.
Theo các chuyên gia, đấu tranh ngăn chặn và xử lý tình trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam là vô cùng khó khăn. Hàng giả đang lưu thông tràn lan từ các Thành phố trung tâm về chợ lẻ, đến các vùng sâu, vùng xa. Thậm chí, hàng giả bày bán hầu như công khai tại các chợ, không chỉ ở các chợ vùng quê nhỏ lẻ mà còn ngang nhiên bày bán công khai tại các siêu thị, trung tâm thương mại…
Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất, tiêu thụ chứ chưa chú trọng hỗ trợ các lực lượng chức năng cũng như người tiêu dùng trong việc phân biệt hàng thật, hàng giả, và quan trọng hơn, chế tài xử lý vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn nhẹ, nên tình trạng vi phạm sản xuất, vận chuyển hàng giả ngày càng gia tăng và chưa được kiểm soát. 
Việc làm giả, làm nhái hàng hóa những thương hiệu nổi tiếng sẽ làm mất uy tín của thương hiệu đó, khiến doanh nghiệp mất đi khách hàng, gây hiểu lầm cho người dùng, từ đó quay lưng với thương hiệu. Mặt khác, hàng giả thường có giá rẻ hơn hàng thật, thu hút được nhiều khách hàng, khiến hàng thật chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng lạig ế ẩm, doanh nghiệp suy giảm doanh thu.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, một trong những nguyên nhân khiến hàng giả tồn tại là do ý thức bảo vệ từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa có những biện pháp để bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng của mình, dẫn đến rất nhiều nơi làm giả mặt hàng của mình mà không biết. Vì vậy, để bảo vệ hình ảnh và những sản phẩm độc quyền thương hiệu, doanh nghiệp nên làm tốt các quy trình bảo hộ thương hiệu, nếu phát hiện hàng hóa của mình bị bày bán ở những nơi thiếu uy tín hoặc bị làm giả phải đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nhanh, kịp thời.
 
Nâng tầm thương hiệu để thu hút khách hàng
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, công ty cần xây dựng thương hiệu của mình đồng thời với công việc kinh doanh, hoặc tốt hơn là nên đi trước một bước.
Khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên lòng tin của họ đối với thương hiệu, cho nên một công ty nếu biết cách liên tục xây dựng, cải thiện và nâng tầm thương hiệu sẽ thuận lợi cho việc tạo lập danh sách khách hàng trung thành và tiếp cận những khách hàng tiềm năng. Để cải thiện thương hiệu một cách chuyên nghiệp và dễ dàng, người chủ doanh nghiệp nên lưu ý 5 điểm sau:
Thứ nhất là, độc đáo và độc nhất: Một sản phẩm, dịch vụ cần có cá tính nếu muốn trở thành thương hiệu; lý tưởng nhất là cá tính duy nhất chỉ thương hiệu đó sở hữu, trên thị trường sẽ không có bất cứ sản phẩm cạnh tranh nào có được đặc tính đó. Doanh nghiệp phải làm cho sản phẩm trở nên khác biệt nhất, duy nhất và độc đáo nhất. Đồng thời, cần khảo sát thông tin để bám sát thực tế và xu hướng tiêu dùng.
Thứ 2 là, dựa vào thực tế: Phải chứng minh được chất lượng sản phẩm cho khách hàng để họ thấy dịch vụ của doanh nghiệp mình là tốt nhất. Hãy dùng những hành động cụ thể, đừng chỉ là lí thuyết suông. Dĩ nhiên không thể phủ nhận vẫn phải dùng các biện pháp khoa trương để quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp, nhưng nhớ cân nhắc: không nên nói quá và chênh lệch nhiều so với thực tế, điều này sẽ khiến khách hàng cũ mất lòng tin, còn khách hàng mới thì dè chừng với sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ 3 là, sự nhất quán: Cần tạo dựng sự nhất quán trong tất cả tình huống, các thông điệp, hình ảnh và sản phẩm dịch vụ ngay từ lúc bắt đầu cho đến lúc họ có lòng tin vào các giá trị do thương hiệu mang lại.
Thứ 4 là, đẩy mạnh sự chuyên biệt của sản phẩm, dịch vụ: Khi doanh nghiệp dàn trải nguồn lực vào tất cả các dịch vụ, sản phẩm thì khách hàng sẽ khó để nhận biết đâu là điểm mạnh của thương hiệu. Đến thời điểm mà thông tin bị loãng, bị nhạt nhòa thì đồng nghĩa là thương hiệu của doanh nghiệp không được khách hàng để tâm.
Thứ 5 là, xây dựng sự gắn kết với khách hàng: Mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng thân thiết là rất quan trọng. Đây là yếu tố then chốt góp phần quyết định doanh thu hằng năm của thương hiệu đó và hành trình nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Hầu hết các tài liệu marketing thương hiệu từ thiết kế logo chuyên nghiệp, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế profile công ty, thiết kế bao bì nhãn mác… đều chú trọng vào xây dựng sự liên kết vô hình giữa thị trường - khách hàng với thương hiệu - doanh nghiệp. 
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch danh dự Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, gần đây khi hàng hóa Việt Nam đến với các thị trường cao cấp, các doanh nghiệp đã nhận thấy nếu có thương hiệu, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng thì giá trị rất cao. Thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp là 2 cái gốc để có
Thương hiệu Quốc gia nhưng về dài lâu Chính phủ cần quy định tiêu chuẩn, luật lệ về thương hiệu một cách rõ ràng và hướng dẫn doanh nghiệp triển khai.../.
Buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng sẽ bị xử phạt như nào?
Về xử phạt vi phạm hành chính
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả, như hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì có những mức phạt khác nhau. Ví dụ, đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:
Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, Điều 9 Nghị định này quy định:
Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý hình sự
Nếu hành vi của chủ thể buôn bán hàng giả đủ cấu thành tội phạm, đối tượng vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung 2017) một trong những tội sau đây: Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả) với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù; Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); hoặc Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi).
Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law)
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3