Áp lực bảo vệ thương hiệu trước khủng hoảng


(CHG) Đối với bất kể lĩnh vực nào, ngành nghề nào, doanh nghiệp đều có thể gặp rủi ro pháp lý. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án để nhận diện, xử lý, khắc phục nhanh chóng khi có sự cố xảy ra nhằm giữ vững thương hiệu của mình trước "sóng gió".
Bê bối của các thương hiệu nổi tiếng
Mới đây, trên nền tảng mạng xã hội xuất hiện dày đặc các bài đăng, bình luận bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Dược phẩm Hoa Linh thuê KOL bán sản phẩm siêu rẻ.
Chiến dịch marketing của nhãn hàng Dược phẩm Hoa Linh và thương hiệu dầu gội dược liệu Nguyên Xuân nhân dịp đại hội sale 4/4, với sự góp mặt của người được mệnh danh là "chiến thần" livestream Võ Hà Linh - gương mặt KOL có sức ảnh hưởng trên YouTube và Tiktok, có buổi livestream thực sự bùng nổ với hàng nghìn đơn hàng được chốt.
Thế nhưng, các sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân trong chiến dịch lần này lại được Hoa Linh bán với mức giá siêu rẻ, chỉ có giá 18 nghìn đồng cho một sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân xanh (giá gốc là 76 nghìn đồng) và dầu gội Nguyên Xuân đỏ là 11 nghìn đồng (giá gốc là 71 nghìn đồng). Giá bán trên livestream thấp hơn nhiều lần so với thị trường và mức giá nhập về của nhà bán lẻ.
Chỉ sau vài tiếng, chiến dịch bán hàng trên của Hoa Linh đã nhận về nhiều ý kiến chỉ trích từ phía khách hàng, đặc biệt là nhóm đông các nhà phân phối, đại lý, hiệu thuốc cũng kinh doanh dòng sản phẩm này và cho rằng Hoa Linh bán "phá giá", là điều tối kị trong nguyên tắc kinh doanh.
Trước làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng, trên Fanpage Dược phẩm Hoa Linh đã lên tiếng giải thích: "Đây là chương trình bán hàng khuyến dùng đặc biệt, sản phẩm được bán trong livestream là các combo sản phẩm của Hoa Linh, với mong muốn đem đến cho khách hàng là người tiêu dùng cuối mức giá ưu đãi tốt nhất để trải nghiệm dùng thử sản phẩm chính hãng. Số lượng sản phẩm bán trong livestream có hạn và chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, mục tiêu là giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng…".
Dù có giải thích hợp lý, nhưng bê bối này của Hoa Linh vẫn chưa thể nguôi ngoai với khách hàng, đặc biệt là các nhà phân phối, đại lý.
Trước đó năm 2018, vụ việc thương hiệu nổi tiếng Khaisilk vướng bê bối sử dụng sản phẩm lụa nhập khẩu gắn mác Made in Vietnam khiến dư luận dậy sóng nóng. Sau bê bối của lụa Khaisilk đã để lại nhiều bài học về thương hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay.
Ding tea là một trong những thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam và được đông đảo giới trẻ yêu thích. Tuy nhiên, các cửa hàng trà sữa của thương hiệu này lại không ít lần vướng vào những vụ bê bối về chất lượng sản phẩm. Cụ thể như: Trà sữa Ding Tea sử dụng trân châu không rõ nguồn gốc, cửa hàng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn theo quy định, sử dụng cốc nhựa PP không đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
Nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới vướng vào bê bối khó gột rửa liên quan đến phát ngôn, sản phẩm lỗi... khiến thương hiệu đối mặt với khủng hoảng truyền thông, ảnh hưởng tới doanh số kinh doanh.
Thương hiệu Abercrombie & Fitch đối mặt với khủng hoảng truyền thông khi CEO Mike Jeffries nói rằng: "Tôi chỉ muốn bán cho những người có phong cách và ưa nhìn". Lời phát ngôn này đã được lan truyền một cách nhanh chóng và nhận được những phản ứng dữ dội từ tín đồ thời trang. Kết quả, Jefferies phải lên tiếng xin lỗi về những định kiến dành cho khách hàng có ngoại hình quá khổ.
Thương hiệu Lululemon nổi tiếng với dòng quần tập yoga chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trong năm 2013, do khâu kiểm soát chất lượng chưa tốt, Lululemon đã tung ra thị trường những chiếc quần tập siêu mỏng, thậm chí có thể nhìn xuyên thấu. Với nhiều động tác yoga, đáy quần lộ rõ sự "trong suốt" vì chất liệu siêu nhẹ, mỏng. Sau đó, Lululemon đã phải thu hồi khẩn cấp các loại quần tập có tên "Luon" từ các cửa hàng trên toàn thế giới…

Lụa Khaisilk nổi tiếng một thời.
Áp lực giữ vững thương hiệu sau khủng hoảng
Đối với một doanh nghiệp, bất kể trong lĩnh vực nào, ngành nghề nào đều có thể gặp phải rủi ro pháp lý. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án để nhận diện, xử lý, khắc phục nhanh chóng khi có sự cố xảy ra, thay vì tránh né chúng. 
Trả lời báo chí, ThS Vũ Xuân Trường, c
huyên gia thương hiệu từng cho rằng, khi một doanh nghiệp vấp phải khủng hoảng thương hiệu thì bản thân thương hiệu đó, cùng với chủ thương hiệu/doanh nghiệp trước tiên bị mất uy tín, mất đi hình ảnh thương hiệu vốn đang rất tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng/công chúng.
Sau đó là hàng loạt các hệ lụy khác đi kèm. Nếu doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu duy nhất thì có thể phải đối mặt với nguy cơ người tiêu dùng tẩy chay không mua, thậm chí có thể lan truyền thông tin nhanh chóng để cánh báo với những đối tượng tiêu dùng khác. Nếu doanh nghiệp là đa ngành, đa nghề thì thiệt hại về uy tín và hình ảnh có thể lớn hơn, lan sang cả những thương hiệu con khác và tất nhiên dẫn đến những hệ lụy về việc mất khách hàng, giảm doanh số tức thời, xa hơn có thể mất những hợp đồng lớn đã ký kết nhiều năm với các đối tác truyền thống.
Không thể tránh khỏi lúc này hay lúc khác, hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các tranh chấp pháp lý. Vì vậy, theo các chuyên gia về thương hiệu, có 3 bài học cho doanh nghiệp nhằm lấy lại "hình ảnh" trong mắt người dùng.
Một là, cần xác định vấn đề nhanh chóng. Một trong những bước đầu tiên doanh nghiệp nên làm là xác định vấn đề và bày tỏ trách nhiệm một cách công khai. Xác định nhanh chóng cũng giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để lên kế hoạch xử lý sự cố đó.
Hai là, đưa ra lời xin lỗi khi thích hợp. Một số vụ kiện sẽ chống lại doanh nghiệp vì hành vi sai trái nào đó. Trong tình huống ấy, việc thừa nhận lỗi và cố gắng đưa doanh nghiệp vượt qua nó lại là đối sách khôn ngoan. Doanh nghiệp cũng nên giải thích lý do tại sao tình huống đó lại xảy ra một cách minh bạch và sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với các sai phạm.
Ba là, kiên nhẫn. Trong hầu hết các trường hợp, sẽ mất thời gian để khôi phục lại hình ảnh doanh nghiệp sau một vụ kiện. Có thể mất vài tháng, hoặc thậm chí vài năm nỗ lực để khôi phục danh tiếng thương hiệu trở lại như ban đầu. Trong thời gian đó, hãy kiên định và cố gắng kiên nhẫn trong suốt quá trình.
Nguyên tắc quan trọng của xử lý khủng hoảng truyền thông, đó là cung cấp "sự thật và chỉ duy nhất sự thật". Một lời xin lỗi từ chính vị trí nhân sự cao nhất của thương hiệu trong các trường hợp khủng hoảng sẽ là lựa chọn an toàn nhất, hy vọng sẽ kéo lại uy tín và hình ảnh thương hiệu, trong trường hợp doanh nghiệp đó còn muốn duy trì và phát triển thương hiệu đó trong tương lai.
Thực tế kinh doanh ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á cho thấy, từ nhận thức về vai trò của thương hiệu đối với sự sống còn của doanh nghiệp không đầy đủ, chứ không phải là không biết, chúng ta sẽ thấy rất nhiều trường hợp "mất bò mới lo làm chuồng", tức là khi khả năng đánh mất uy tín thương hiệu là hiện thực rồi thì các ông chủ mới tá hỏa nhận ra rằng, lâu nay họ mải mê doanh số, đánh bóng hình ảnh, mở rộng thị phần mà quên không chăm sóc một tài sản vô hình (nhưng rất có giá trị) là thương hiệu.
Theo ông Vũ Xuân Trường, kinh doanh trong bất cứ môi trường nào đều phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, tư duy chiến lược dài hơi, thượng tôn pháp luật và thấu hiểu người tiêu dùng…/.
Từng chia sẻ trên Doanh nhân Sài Gòn Online, TS. Trần Ngọc Châu, chuyên gia quan hệ công chúng về xử lý khủng hoảng thông tin của các doanh nghiệp cũng cho rằng: “Trong trường hợp khủng hoảng thông tin thì cách xử lý đơn giản nhất và ít tốn kém nhất là doanh nghiệp nên tổ chức một cuộc họp báo công khai để giải thích, giải tỏa thắc mắc của công chúng. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm uy tín nếu doanh nghiệp đúng”.
(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: xử phạt 04 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, phát hiện 4 cơ sở đang kinh doanh hơn 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu, đã bị xử phạt và truy thu trên 400 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2024, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3