Tác hại từ quảng cáo thực phẩm chức năng thổi phồng công dụng như thuốc


(CHG) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe gồm: Viên sủi An thần", "M9", "Metier" vi phạm quy định quảng cáo trên một số website. Đây chỉ là một số trong hàng loạt các website quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, gây hiểu lầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh đang khiến người tiêu dùng hoang mang.

Giữa “ma trận” thông tin quảng cáo, người tiêu dùng rất khó để biết được đâu là công dụng thật hoặc đó có phải là sản phẩm thực phẩm chức năng thật hay không? Theo các chuyên gia, những bệnh nhân tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) “nổ công dụng có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội vàng để chữa bệnh, dẫn tới tiền mất, tật mang.
Né trách nhiệm về thông tin quảng cáo trên website
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nêu rõ, trong thời gian vừa qua, tại một số website/đường link https://vivita.vn/vien-sui-an-than, https://www.vtv1viensuianthanchinhhang.website/, https://www.amaassn.org/vien-sui-an-than/, https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/an-than quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Viên sủi an thần", nội dung quảng cáo gây hiểu lầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm đã được xác nhận.


 

"Viên sủi an thần" do Công ty TNHH thương mại KHT (địa chỉ trụ sở chính: Phòng 402, số  225A Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Tại buổi làm việc với Cục An toàn thực phẩm, đại diện Công ty TNHH thương mại KHT là bà Nguyễn Thị Chang khẳng định, các website nói trên không phải của công ty. Công ty cũng không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo sản phẩm trên các website này.
Cũng trong thời gian vừa qua, tại một số đường link, website có quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe "M9" nội dung quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp;
Tại một số đường link khác có quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Metier" mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Tại buổi làm việc với Cục An toàn thực phẩm, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu TM phân phối thực phẩm MET là ông Nguyễn Văn Mết khẳng định các website, facebook: https://quaythuoc.org/m9-healthy-liver-met-foods-ho-tro-tang-cuong-chuc-nang-gan-hieu-qua.html... không phải của công ty. Công ty không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo trên các trang này.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành.


Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Metier.

Ngoài ra, còn hàng loạt các sản phẩm TPCN khác quảng cáo “nổ” công dụng từ đầu năm 2023 đến nay đã bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) điểm tên gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gluzabet hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường đã quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh, không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Sản phẩm do Công ty cổ phần KD-TM Dragon (Hà Nội) chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh tiểu đường; quảng cáo không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp. Với hành vi này, Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Taphaco (tên cũ: Công ty cổ phần quốc tế TCG, tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) đã bị phạt số tiền 75.000.000 đồng, buộc tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tensicare hỗ trợ giảm biểu hiện tăng huyết áp, do Công ty TNHH Nature Origin (Huyện Nhà Bè, TP. HCM) công bố, đăng ký nội dung quảng cáo và chịu trách nhiệm sản phẩm đã vi phạm quy định của pháp luật, quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, không đúng nội dung cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe men vi sinh Medispores Biota do Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Mỹ An (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, người đại diện công ty là bà Lê Thị Huyền, “nổ công dụng chống ung thư, tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, điều trị viêm đại tràng mãn tính, viêm túi thừa... dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe men vi sinh Medispores Biota.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phục Thần Đan do Công ty TNHH Health Promotion (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm bị cảnh báo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, chỉ là TPCN nhưng quảng cáo là “vị thuốc cổ truyền cho bệnh rối loạn thần kinh thực vật”...
Đáng chú ý, khi bị phát hiện và chỉ ra những sai phạm, đa số các công ty sản xuất và phân phối sản phẩm đều né tránh trách nhiệm trước việc quảng cáo “nổ công dụng trên một số website, không thừa nhận và chịu trách nhiệm với những thông tin được quảng cáo. Nhiều công ty lập tức đóng trang web và từ chối mọi câu hỏi khi được khảo sát.

Tại khoản 15, Điều 6 Luật Dược 2016, quy định những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông an toàn thực phẩm nêu rõ: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
Bên cạnh đó, hành vi quảng cáo gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 197 Bộ luật hình sự 2015.
Luật sư Đỗ Ngọc Oánh (Đoàn Luật sư TP. HCM)
 

TPCN và thuốc khác nhau thế nào?
ThS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 T.Ư cho biết: TPCN nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc nên cần lựa chọn nhóm sử dụng cho đúng với nhu cầu cơ thể.

Bộ Y tế đã đưa ra khái niệm về TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.

Theo khái niệm này thì TPCN nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi TPCN là thực phẩm – thuốc. 
Điểm khác nhau giữa
TPCN và thực phẩm truyền thống đó là TPCN được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Điểm khác nhau giữa TPCN và thuốc là trên mỗi sản phẩm, nhà sản xuất phải ghi trên nhãn đây là thực phẩm, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ, còn thuốc được công bố là sản phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Các chuyên gia y tế lo ngại trước thực trạng quảng cáo các sản phẩm
TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe khiến đa số người tiêu dùng tưởng nhầm là thuốc, thậm chí có người còn nghĩ là thuốc đó chữa bách bệnh.
Ở Mỹ hiện nay, các sản phẩm
TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ gói gọn trong các loại vitamin, khoáng chất, glucosamin (dành cho khớp), các loại khác như hỗ trợ bổ gan, bổ thận… thì trên sản phẩm ghi rất rõ, thuốc này chưa được FDA của Mỹ đánh giá và không chịu trách nhiệm về việc sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các sản phẩm tương tự khi quảng cáo chỉ nói một câu rất ngắn và nhanh “liến thoắng” rằng: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, có quảng cáo, dòng chữ khuyến cáo này rất bé, người xem không thể nhìn rõ, thậm chí có quảng cáo còn viết nội dung công dụng của sản phẩm như thuốc.
Các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và “thổi phồng” như thuốc chữa bệnh hiện nay như, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan… thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân.

Tác hại sức khỏe khi quá tin vào mỹ từ quảng cáo TPCN
Các sản phẩm TPCN với những lời quảng cáo ca ngợi có cánh, giới thiệu lập lờ khiến người tiêu dùng khó có thể chọn lựa đúng đắn cho mình.
Theo ThS Lê Quốc Thịnh, điều này có thể khiến người dùng TPCN bỏ quên bữa ăn thông thường, lấy TPCN thay thế cho nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm tự nhiên. Nghĩa là dẫn từ chế độ ăn chưa hợp lý một cách vô tình đến chế độ ăn mất cân đối một cách chủ ý.
Sự nguy hại còn lớn hơn nếu người tiêu dùng lấy TPCN thay thế thuốc chữa bệnh. Sự ngộ nhận này có nguyên nhân từ những quảng cáo thổi phồng quá mức và những chế phẩm TPCN được sản xuất và đóng gói tương tự như các dược phẩm.
Mặt khác, nếu hiểu TPCN là vô hại rồi dùng quá nhiều, dùng kéo dài liên tục nhiều tháng nhiều năm thì ngoài việc tốn kém tiền bạc còn mang lại nhiều tác hại không nhỏ. Tác hại trước hết là làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa được kết hợp với các chất dư thừa khác để dự trữ trong cơ thể làm mỡ máu tăng cao và mô mỡ dự trữ cũng phì đại, đường huyết tăng và các sản phẩm oxy hoá cũng tăng theo, gây tác hại đến nhiều cơ quan bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Tuy không được coi là thuốc nhưng TPCN cũng có khả năng gây các phản ứng dị ứng cho người dùng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.
Quá tin dùng TPCN mà coi nhẹ việc thay đổi thói quen ăn uống, cải thiện điều kiện sống và lối sống không những không ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tật mà còn không thể duy trì được tình trạng sức khoẻ cần thiết cho một cuộc sống bình thường.
TPCN dù tốt đến đâu cũng chỉ là một trong những nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Nó không thể thay thế được những nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Muốn khoẻ mạnh phải duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học để đạt tới một thể chất luôn luôn sung mãn và một trạng thái tinh thần luôn thanh thản và lạc quan. Như vậy mới chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và không bị tốn tiền vô ích vì thiếu hiểu biết.
Bộ Y tế nên khẩn trương siết chặt việc quảng cáo tiếp thị quá “lố” đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Làm sao để thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong mắt người bệnh chỉ là một loại sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ bình thường. Đồng thời, nghiêm khắc thực hiện quy định không cho bác sĩ kê toa thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong đơn điều trị bệnh cho bệnh nhân./.

Cách lựa chọn thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng
Nhìn bằng mắt thường, không thể phân biệt TPCN giả và thật. Vì vậy, khi lựa chọn mua TPCN để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng trước tiên phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm, không thể dựa vào nhãn hàng mà tìm hiểu được chất lượng, nếu chỉ căn cứ vào quảng cáo và các công ty phân phối thì chỉ biết được một phần rất nhỏ về sản phẩm.
Vì vậy, phải truy xuất được công ty sản xuất, khi đó xem công ty có sản xuất theo tiêu chuẩn nào, có uy tín không, có bao nhiêu nhãn hàng, các sản phẩm có điều tiếng gì không, có đạt kỳ vọng gì không, có nhà máy sản xuất không… Tất cả thông tin này, người tiêu dùng có thể tìm hiểu qua website của công ty sản xuất. Đối với các công ty nhập khẩu thì khó truy xuất nguồn gốc hơn, còn công ty sản xuất thì chắc chắn phải đăng ký địa chỉ và cơ sở sản xuất, nên khó thay đổi.
Sau đó, tiếp tục tìm hiểu thông tin và tra số giấy phép của công ty trên website của các cơ quan quản lý, nếu không có thì nghi ngờ. Người tiêu dùng có thể tiếp tục tìm hiểu sản phẩm thông qua những người đã sử dụng về chất lượng, hiệu quả, và có quyết định mua sản phẩm hay không.
Khi mua sản phẩm cần thực hiện quét mã vạch trên sản phẩm, vì mã vạch rất khó làm giả.
Người tiêu dùng cũng không nên mua hàng xách tay, vì hàng xách tay không có hóa đơn, không đảm bảo chất lượng, đây có thể coi chính là hàng lậu.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3