(CHG) Đó là thắc mắc của không ít bạn đọc, người dân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật qua việc vận chuyển, lưu trữ, mua bán,… hàng gian hàng giả. Luật đã có những quy định cụ thể về việc trình báo hành vi vi phạm pháp luật.
Việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, mua bán,… hàng gian hàng giả, hàng nhập lậu,… được xác định là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận, xử lý vụ việc bằng hình thức xử phạt hàng chính hoặc khởi tố vụ án hình sự. Theo cơ quan chức năng, tình hình sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng ở nhiều địa phương diễn biến phức tạp, tinh vi, hoạt động có tổ chức.
Lực lượng công an tiếp nhận tin báo tội phạm
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức… Nếu hành vi của chủ thể buôn bán hàng giả đủ cấu thành tội phạm, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về mức phạt tù đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái có thể bị phạt tù từ 1-15 năm. Trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội tại điều này thì có thể bị phạt tiền từ 1-9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể với các tội danh sau:
- Điều 192 quy định về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”
- Điều 193: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”
- Điều 194: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”
- Điều 195: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi”
Công an phối hợp Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý về hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán,… hàng gian hàng giả
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”
Khi phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, người dân có thể trình báo đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tổng Cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh. Bên cạnh đó, luật cũng quy định xử lý nghiêm hành vi che giấu, không tố giác hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 389, 390 Bộ luật Hình sự 2015.
2
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết