Rút giấy phép cây xăng dầu nếu không áp dụng hóa đơn điện tử


(CHG) Thủ tướng chỉ đạo dứt khoát rút giấy phép nếu cửa hàng xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử để xuất hóa đơn từng lần bán, từ tháng 3.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 02/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là các hoạt động kinh doanh ăn uống, dịch vụ, bán lẻ xăng dầu.
Đánh giá các kết quả đạt được là đáng khích lệ, song Thủ tướng cho rằng để thực hiện thành công việc áp dụng hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tại địa phương tạo sự đồng thuận trong việc triển khai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 02/3/2024.

Tình trạng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cuối ngày mới xuất hóa đơn tổng bán trong ngày hoặc xuất một hóa đơn theo tuần, theo tháng. Thậm chí, tại một số nơi có tình trạng bán hàng nhưng không xuất hóa đơn đỏ để trốn thuế VAT diễn ra khá phổ biến, bởi thói quen không lấy hóa đơn khi mua hàng của người tiêu dùng.
Các đơn vị kinh doanh dễ dàng trục lợi từ điều này, không kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách. Việc triển khai hóa đơn điện tử là giải pháp hiệu quả để chống thất thu thuế và quản lý tốt hoạt động kinh doanh xăng dầu. Ngăn chặn những hành vi này, việc triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của các cửa hàng xăng dầu được xem là điều cấp thiết.
Trước đó, tại Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 01/12/2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, góp phần tạo môi trường kinh doanh, bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thuế các cấp triển khai ngay các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định.
Đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người nộp thuế, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quy định về phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu tại địa phương.
Tăng cường chỉ đạo các sở, ban ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu tại địa phương và kết nối điện tử với cơ quan thuế.

Toàn quốc đã có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng theo quy định.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 26/02 cả nước đã có 7.542/17.000 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng theo quy định, tăng 5.849 cửa hàng so với thời điểm 01/12/2023.
Trong đó, nhiều địa phương có tỷ lệ triển khai đạt cao như Bắc Ninh đạt 100%, Đắk Lắk đạt 97%, Thanh Hóa đạt 95%, Yên Bái đạt 91%, Nam Định đạt 89%, Hà Nội đạt 88%, Hải Dương đạt 88%, Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 83%, Quảng Nam đạt 82%, Vĩnh Phúc đạt 81%...
Việc ứng dụng các giải pháp hóa đơn điện tử cho các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu sẽ giúp các đơn vị thay đổi công nghệ quản lý, quản trị, nâng cao thương hiệu, uy tín. Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa đều xác định được nguồn gốc, tiêu chuẩn như công bố, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết
2
2
2
3