Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 24/1/2024 về việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Công an; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Cụ thể, công điện nêu: Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra thiếu hụt xăng dầu cho thị trường trong nước.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 24/1/2024 về việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán và thời gian tới. |
Trong thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung xăng dầu cho thị trường thế giới và trong nước. Tiếp theo Công điện số 1437/CĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, để tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Công điện số 1437/CĐ-TTg nêu trên và các chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Đồng thời, lưu ý thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu phù hợp với tình hình thị trường; chủ động có giải pháp từ sớm, từ xa và có phương án bù đắp nguồn cung xăng dầu phù hợp trong mọi tình huống; tuyệt đối không để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, đồng thời có giải pháp kịp thời không để ảnh hưởng, gián đoạn nguồn cung xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với tình hình thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu xem xét, quyết định điều chỉnh các loại chi phí liên quan trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với diễn biến thị trường xăng dầu.
Quyết liệt thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có liên quan.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ động xây dựng phương án sản xuất, phân phối, điều tiết xăng dầu phù hợp, khoa học, hiệu quả; có phương án chuẩn bị nguồn hàng, kịp thời cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp tại các địa phương nhằm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Công Thương, Tài chính chỉ đạo các cơ quan báo chí và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để thông tin chính thống, kịp thời, chính xác về việc cung ứng xăng dầu, các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, tránh đưa tin thất thiệt gây hoang mang, bất ổn thị trường. Các Bộ: Công Thương, Tài chính chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí theo quy định.
Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Công an, Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu, vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn điện tử…
Nguồn: Công thương
(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.
Xem chi tiết(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiết