Sản xuất mỹ phẩm giả để tiêu thụ qua Facebook


(CHG) Từ những nguyên liệu, hóa chất trôi nổi trên thị trường, bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên đã pha chế, sang chiết, đóng gói rồi dán mác “Mỹ phẩm Mỹ Duyên Organic”. Thông qua mạng xã hội Facebook, bà bán lại cho khách hàng là các cơ sở làm đẹp, tiệm spa, khách lẻ trên toàn quốc.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở vi phạm.

Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk (ngày 31/12) cho biết, đơn vị đã bắt quả tang một đối tượng sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc với số lượng lớn. Theo đó, Đội Cảnh sát về kinh tế, chức vụ Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất mỹ phẩm của bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên (thôn 7, xã Ea Đar, huyện Ea Kar).
Tổ công tác phát hiện tại cơ sở đang tàng trữ số lượng lớn mỹ phẩm như kem dưỡng da, dầu gội thảo dược, kem chống nắng, kem trị mụn… cùng nhiều chai, thùng, can nhựa đựng các loại chất lỏng, bột, dung dịch và nhiều tem, nhãn, bao bì, máy móc dùng để sản xuất mỹ phẩm. Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm và giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa trên.
Đoàn kiểm tra đã mời chủ cơ sở lên làm việc. Bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên cho biết, cơ sở sản xuất mỹ phẩm này hoạt động từ tháng 3/2022. Để sản xuất mỹ phẩm, bà Duyên lên mạng tìm mua những nguyên liệu giá rẻ, trôi nổi trên thị trường, sau đó dùng máy móc pha chế, sang chiết, đóng gói dãn nhãn mác “Mỹ phẩm Mỹ Duyên Organic” với những loại sản phẩm như: Kem chống nắng MAKEUP SUNCREAM, kem WHITE SKIN CREAM, kem PHỤC HỒI VIP, DETOX THANH LỌC, bộ sản phẩm SKIN PELL, DẦU GỘI THẢO DƯỢC,…
Sản phẩm sau khi đóng gói, bà bán lại cho khách hàng là các cơ sở làm đẹp, tiệm spa, khách lẻ trên toàn quốc thông qua mạng xã hội Facebook.
Thời điểm cuối năm, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ tăng cao, lợi dụng điều đó nhiều đối tượng đã tung ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “đội lốt” mỹ phẩm organic chiết xuất thiên nhiên. Trước thực trạng trên, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát địa bàn, siết chặt quản lý hàng hóa không để hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn với hàng thật. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chon những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, tránh sử sụng những mỹ phẩm, kem trộn không đảm bảo chất lượng ảnh lượng đến sức khỏe, kinh tế của bản thân.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: xử phạt 04 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, phát hiện 4 cơ sở đang kinh doanh hơn 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu, đã bị xử phạt và truy thu trên 400 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2024, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3