Siêu thị Hải An kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải dán nhãn phụ tiếng Việt. Tuy nhiên, siêu thị Hải An Mart - chuyên kinh doanh hàng nội địa Trung Quốc, bất chấp các quy định trên, tại đây đang ngang nhiên bày bán số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí công khai bày bán thuốc Covid.

Nhãn phụ là loại nhãn được dán trên hàng hóa, bao bì sản phẩm, thể hiện thông tin cần thiết về hàng hóa bằng tiếng Việt và đính kèm theo nhãn nguyên gốc với tiếng nước ngoài trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ có chức năng giúp người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin cần thiết của sản phẩm.

Hải An Mart - Siêu thị nội địa Trung Quốc, địa chỉ số 02 Cả Trọng, thành phố Bắc Giang.

Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (14/4/2017) về nhãn hàng hóa nêu rõ, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có tem phụ và giữ nguyên nhãn gốc hàng hóa. Nội dung trên nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Sản phẩm là thực phẩm được Siêu thị Hải An quảng cáo sản phẩm trên fanpage: Hải An Mart- Siêu thị nội địa Trung.

Mặc dù pháp luật đã quy định rất cụ thể, nhưng người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Bắc Giang thông tin về Tổng đài Chống hàng giả (thuộc Quỹ Chống hàng giả): Tại siêu thị kinh doanh các sản phẩm hàng nội địa Trung Quốc Hải An Mart đang công khai bày bán nhiều sản phẩm không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, có chữ tượng hình và không nhãn phụ tiếng Việt. Thậm chí, trên fanpage: Hải An Mart – Siêu thị nội địa Trung còn ngang nhiên quảng cáo thuốc điều trị cảm cúm.
Nhằm xác thực thông tin từ phía người tiêu dùng thành phố Bắc Giang, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã có buổi khảo sát tại siêu thị Hải An, địa chỉ số 2, phố Cả Trọng, thành phố Bắc Giang và nhận thấy thông tin của người tiêu dùng tại đây là có cơ sở.

Sản phẩm là thực phẩm được nhân viên tại đây giới thiệu: Hàng nội địa Trung Quốc, không nhãn phụ tiếng Việt được bày bán la liệt tại siêu thị Hải An Mart.

Cụ thể, buổi khảo sát ngày 5/6/2023 tại siêu thị Hải An, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy: Tại đây bày bán la liệt các loại sản phẩm như: Bánh kẹo; nước ngọt; mỳ tôm; bia - rượu; xì dầu; sữa chua; xúc xích; đùi vịt ăn liền; chân vịt ăn liền; chân gà ăn liền; kem; thuốc lá... các loại sản phẩm, hàng hóa tại siêu thị này hầu hết có chữ tượng hình trên nhãn gốc của sản phẩm, đồng thời không có nhãn phụ tiếng Việt. Vì vậy người tiêu dùng tại đây rất khó khăn trong việc chọn mua sản phẩm, cũng như băn khoăn về chất lượng hàng hóa. Nguy hại hơn, việc siêu thị Hải An việc công khai bày bán thuốc Covid có nguồn gốc từ nước ngoài (Trung Quốc) như một mặt hàng tiêu dùng thông thường, sẽ là mối nguy hại nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng sản phẩm thuốc không đúng chỉ định.

Sản phẩm thuốc điều trị bệnh cúm và thuốc Covid được Hải An Mart quảng cáo trên fanpage: Hải An- Siêu thị nội địa Trung, cũng như bày bán công khai tại siêu thị số 02 đường Cả Trọng, thành phố Bắc Giang.

Chia sẻ với phóng viên, một nhân viên của siêu thị Hải An cho biết: “Ở đây chủ yếu bán các sản phẩm nội địa của Trung Quốc, vì khách hàng ở đây có cả người Trung Quốc và người Việt Nam...”.
Việc siêu thị Hải An kinh doanh các mặt hàng nội địa Trung Quốc trong một thời gian dài, liệu phía Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang có biết hay không? Nhằm làm rõ thông tin, phóng viên CHG có buổi trao đôi thông tin với ông Lê Quang Tú, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bắc Giang, ông Tú cho biết: “Đây là hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, còn họ nhập khẩu đúng hay nhập khẩu sai thì chúng ta xét tiếp...”.
Trong quá trình trao đổi, phóng viên CHG có cho ông Tú xem video chia sẻ của nhân viên siêu thị Hải An về việc lưc lượng QLTT tỉnh Bắc Giang một năm đến kiểm tra hai lần. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì gần như toàn bộ hàng hóa tại siêu thị này vẫn ngang nhiên bày bán các sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt và thuốc điều trị Covid. Ông Tú khẳng định: “Tôi khẳng định không có việc một năm lực lượng QLTT kiểm tra hai lần. Vì theo chỉ thị 17 năm 2020 của chính phủ, một năm không được kiểm tra doanh nghiệp tối đa quá một lần, trừ phát hiện vi phạm. Thế mà lực lược QLTT của tôi kiểm tra hai lần không phát hiện vi phạm thì tôi không chấp nhận được... Tôi sẽ xử lý nghiêm việc này. Còn về việc họ kinh doanh thuốc Covid, chúng tôi sẽ xác minh...”.

Phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại bàn giao một số sản phẩm hàng hóa có chữ tượng hình, không có nhãn phụ tiếng Việt do người tiêu dùng mua tại Hải An Mart cho phía Cục QLTT thành phố Bắc Giang.

Siêu thị Hải An Mart kinh doanh các loại hàng hóa được sản xuất từ nước ngoài, không dán nhãn phụ tiếng Việt, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc tìm kiến các thông tin tối thiểu: Thành phần, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đối tượng sử dụng, nguy cơ cảnh báo (nếu có)... cũng như chọn mua sản phẩm, thậm chí sử dụng sản phẩm. Nhiều sản phẩm là thực phẩm ăn liền vận chuyển trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam, thời gian qua lực lượng chức năng nhiều tỉnh thành thường xuyên kiểm tra, thu giữ và tiêu hủy như: Chân gà; đùi gà; chân vịt; đùi vịt (tẩm ướp ăn liền); thuốc lá nhập lậu... Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà tại siêu thị này lại công khai bày bán?
Điều đáng lo ngại và có chút gờn gợn chính là chia sẻ của ông Lê Quang Tú, phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bắc Giang sau khi nhận bàn giao mẫu sản phẩm của siêu thị Hải An từ phóng viên CHG : “Bánh này còn ngon hơn bánh Việt Nam, chẳng qua nó nhập lậu, nó trốn thuế” (?)

Đồ ăn vặt của Trung Quốc rất đa dạng mẫu mã, nhiều chủng loại và được giới trẻ ưa chuộng. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều sản phẩm mặc dù kém chất lượng nhưng vì lợi ích lớn về kinh tế vẫn được một số gian thương “đưa” vào thị trường Việt Nam qua đường không chính ngạch (nhập lậu). Để quản lý nguồn gốc và chất lượng nhóm thực phẩm này thì khi nhập khẩu chúng đều phải thực hiện kiểm nghiệm và công bố chất lượng tại cơ quan chức năng, mới được phép bán ra thị trường. Điều này được quy định tại:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
- Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Do đó việc cửa hàng Hải An Mart hiện đang bán rất nhiều các sản phẩm là thực phẩm, hàng tiêu dùng có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, cũng như sử dụng sản phẩm. Các loại hàng hóa này nếu không chứng minh được hoá đơn nhập khẩu, không nằm trong danh mục hàng được nhập khẩu vào Việt Nam, không được kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm là hoàn toàn sai.
Bên cạnh đó, cửa hành Hải An mart còn ngang nhiên quảng cáo và bán sản phẩm dược là Lianhua Qingwen Jiaonang cho dù không hề được cấp phép cho cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.
Tại Việt Nam, Lianhua Qingwen Jiaonang chưa được cấp phép và cũng không được nhập khẩu chính hãng từ Trung Quốc mà chủ yếu qua lan truyền và mua từ đường tiểu ngạch về.
Lianhua Qingwen Jiaonang là một loại thuốc đông y được thổi phồng về tác dụng chống Covid đã gây hậu quả nghiêm trọng cho rất nhiều trường hợp mắc bệnh. Với các thành phần chính như: Liên Kiều; Kim Ngân Hoa; Bạc Hà; Cam Thảo; Ma Hoàng Chích Mật; Hạnh Nhân; Thạch Cao; Bản Lam Căn; Miên Mã Quán Chúng; Ngư Tinh Thảo, thì tác dụng chính là hạ sốt,hỗ trợ điều trị viêm họng, chủ yếu chỉ làm cải thiện các triệu chứng mà không có chức năng nâng cao sức đề kháng của cơ thể như trong quảng cáo.
Ý kiến của ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3