STBE Group có đang “huyễn hoặc” khi cho rằng sản phẩm mỹ phẩm Melasma TCA "dùng điều trị kỹ thuật"?


(CHG) Theo quy định, các từ mang ý nghĩa như "trị", "điều trị", "chữa trị" sẽ không được phép sử dụng trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm. Thế nhưng tại phần ghi nhãn phụ về hướng dẫn sử dụng của sản phẩm Melasma TCA, do Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE nhập khẩu và phân phối lại ngang nhiên ghi dòng chữ: “dùng điều trị kỹ thuật”. Phải chăng đơn vị này đang “quá lố” khi tự “huyễn hoặc” sản phẩm trên như một loại dược phẩm có công dụng điều trị, nhằm lừa dối người tiêu dùng?

Mỹ phẩm "dùng để điều điều trị kỹ thuật"?
Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết: “STBE Group tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ”, với nội dung: thông tin tới độc giả về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE (STBE Gruop) biến tướng buổi “Hội thảo da liễu thẩm mỹ” thành buổi tư vấn, giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm; thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực hành xâm lấn trên cơ thể người (tiêm lên vùng mặt người mẫu) và có dấu hiệu huy động tài chính. Những ngày tiếp theo, Quỹ Chống hàng giả tiếp tục nhận được thông tin do người tiêu dùng cung cấp liên quan đến các sản phẩm của đơn vị này.

Trụ sở của Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE Group.

Cụ thể, chị V.H.T cho biết: “Tại hội thảo, bà chủ tịch STBE Group Trần Thị Hoài cùng cộng sự thường xuyên tư vấn và giới thiệu cho người tham dự về các sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu ST SKIN (do Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường) và sản phẩm viên uống Dimond White HA (do Công ty TNHH Thương mại quốc tế Karita chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường). Cùng với đó, bà này và cộng sự còn tổ chức sử dụng sản phẩm Exopcell “thử nghiệm” tiêm lên cơ thể người (vùng mặt).

Sản phẩm có dấu hiệu không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ được STBE Goup thực hành xâm lấn trên cơ thể người (tiêm lên vùng mặt người mẫu).

Các sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu ST SKIN và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dianmond White HA được STBE Group giới thiệu tại buổi hội thảo.

Cụm từ "Phác đồ điều trị" được các chuyên gia của STBE Goup tư vấn cho người tham dự buổi hội thảo.

Bà Trần Thị Hoài, chủ tịch STBE Group.

Cộng sự của bà chủ tịch tư vấn về sản phẩm cho người tham dự.

Ngoài ra, trong quá trình tư vấn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cộng sự của bà chủ tịch STBE Group thường xuyên sử dụng những từ ngữ chuyên môn dành trong lĩnh vực y tế như: điều trị, đặc trị, lâm sàng, phác đồ điều trị, điều trị chuyên sâu... để giới thiệu về công dụng của một số sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu ST SKIN. Điều đó khiến người tham dự buổi hội thảo nghĩ đây có lẽ là buổi hội thảo tư vấn, hướng dẫn về cách sử dụng thuốc nhằm chữa trị các loại bệnh liên quan đến da liễu”.
Chị T. chia sẻ thêm: “Tại buổi hội thảo họ hướng dẫn cho các chủ tiệm làm móng chân, móng tay, thợ cắt tóc, cửa hàng gội đầu, các chủ hiệu spa... trở thành những chuyên gia da liễu điều trị da, chữa trị nám chuyên sâu”.


Trên nhãn của nhiều sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu ST SKIN sử dụng những cụm từ có thể gây hiểu lầm về công dụng, hướng dẫn sử dụng.

Bên cạnh việc chia sẻ về thông tin buổi hội thảo, chị V.H.T cũng chuyển một số sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu ST SKIN. Quan sát thực tế phóng viên nhận thấy: nhiều cụm từ có dấu hiệu dễ gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm: “Ức chế sắc tố Melanin”; “Làm giảm sắc tố đậm màu ở sâu dưới da”. “Giúp da phục hồi nhanh khỏi hư tổn”; “Ngăn chặn sạm da sau laser, peel”; “Thải độc da...”, xuất hiện trên nhãn của một số sản phẩm do STBE Group chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường.
Sản phẩm Melasma TCA, tại phần ghi HDSD (hướng dẫn sử dụng) đơn vị STBE Group ngang nhiên sử dụng cụm từ “Dùng điều trị kỹ thuật”.

Riêng đối với sản phẩm Melasma TCA, tại phần ghi HDSD (hướng dẫn sử dụng) đơn vị STBE Group ngang nhiên sử dụng cụm từ “Dùng điều trị kỹ thuật”. Điều đó khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là một sản phẩm có tác dụng điều trị (thuốc điều trị) hơn là mỹ phẩm.

Mục đích quảng cáo của STBE Group nhằm để bán được nhiều hàng hóa hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, việc “nổ” sản phẩm như một dạng thuốc “Dùng điều trị kỹ thuật”, “sử dụng xử lý tàn nhang, đồi mồi, nám chân, chàm xanh đen” phải chăng đơn vị này đang tự “huyễn hoặc” vẽ ra những công dụng không có thật để “lùa gà”, lừa dối người tiêu dùng?

 STBE Group “giấu nhẹm” địa chỉ trụ sở của thương nhân chịu trách nhiệm về lưu hành sản phẩm, cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (nước sản xuất).

Cùng với đó, một số thông tin bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt và ghi trên phụ hàng hóa nhãn hàng hóa như: thông tin về trụ sở doanh nghiệp, ngày sản xuất, hạn sử dụng, lô sản xuất cũng không được STBE Group tuân thủ. Điều này có thể khiến người tiêu dùng khó nhận biết về đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm, khi người sử dụng bị phản ứng phụ (hoặc sản phẩm hàng hóa có chứa các chất độc hại, chất cấm).
Việc STBE Group “giấu nhẹm” địa chỉ trụ sở của thương nhân chịu trách nhiệm về lưu hành sản phẩm, cũng như nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (nước sản xuất) khiến không ít người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc thật của những sản phẩm trên. Thậm chí, một số người tiêu dùng còn nghi vấn: nhiều sản phẩm mang thương hiệu ST SKIN chưa được cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm?

Nhằm đưa thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên đã liên hệ với phía Công ty Cổ phầm Tập đoàn quốc tế STBE tại địa chỉ 23 đường số 8, khu dân cư Cityland park Hills. Tuy nhiên, đến nay đã gần hai tháng phía công ty này vẫn không hồi đáp.

UBND phường Cầu Kho có buông lỏng quản lý?

Trước bậc thềm của khách sạn ngày 5/3 có 01 tấm standee.

Buổi “hội thảo da liễu thẩm mỹ” tại khách sạn Happy Life Green vào ngày 5/3/2024, do Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE tổ chức thực chất là buổi tư vấn, giới thiệu các sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực hành xâm lấn trên cơ thể người... trá hình. Vì vậy, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên Tạp chí điện tử CHG, phía UBND phường Cầu Kho có công văn số 157/UBND, ngày 08/03 với nội dung: “...Ngày 5/3 khách sạn (khách sạn Happy Life Green) có cho Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE thuê hội trường (sảnh Summer – lầu 2) nằm trong khách sạn để tổ chức “hội thảo da liễu thẩm mỹ”. Khách sạn chưa thông báo cho UBND phường biết về việc cho thuê địa điểm tổ chức hội thảo, đồng thời, tại buổi hội thảo Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE không thực hiện treo băng rôn, banner, standee ở trước và xung quanh khách sạn.
Bên cạnh đó, qua trao đổi với Công an phường Cầu kho, đơn vị này không ghi nhận tình trạng tập trung đông người...”.

Ghi nhận của phóng viên ngày 5/3, tại lầu 2 của khách sạn Happy Life Green, hàng trăm người tụ tập hoạt náo, hò hét, cổ vũ, giới thiệu sản phẩm, cũng như thực hành xâm lấn lên cơ thể người.

Ngày 16/3, phóng viên Tạp chí điện tử CHG đã trao đổi với ông Tống Kim Quang, Chủ tịch UBND phường Cầu Kho qua điện thoại với nội dung: Trách nhiệm của phía UBND phường, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra vụ việc trên? Ông Quang cho biết: “Xin phép tôi không trả lời (về vai trò, trách nhiệm người đứng đầu). Liên quan đến vụ việc đó, tôi đã có trong nội dung (công văn) trả lời các anh rồi...” (câu trả lời đã được biên tập lại).

Trụ sở UBND phường Cầu Kho.

Với câu hỏi về việc: Ông nghĩ sao khi đồng chí Phó chủ tịch UBND phường Cầu Kho Trương Thị Ngọc Thuận yêu cầu phóng viên phải cung cấp địa chỉ thường trú, tạm trú và số căn cước công dân và không chấp nhận tiếp nhận địa chỉ của đơn vị công tác (mặc dù trước đó phóng viên đã cung cấp giấy giới thiệu và giấy tờ liên quan khác)? Liệu yêu cầu trên có đang gây cản trở việc cung cấp thông tin? Ông Quang cho rằng: “Việc này (đã biên tập) tôi chưa nghe báo cáo lại, tôi sẽ làm việc với đồng chí phó chủ tịch và sẽ thông tin với anh”.
Theo như chia sẻ của ông Quang, cũng như trong công văn trả lời, phía UBND phường Cầu Kho rất rốt ráo trong việc thẩm tra xác minh vụ việc. Tuy nhiên, liệu phía UBND phường Cầu Kho có đang trả lời cho có khi “không ghi nhận tình trạng tập trung đông người”? Bởi trước đó, phóng viên có cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh, video về việc hàng trăm người tụ tập cùng các hoạt động hoạt náo, hò hét, cổ vũ, cũng như tư vấn, giới thiệu sản phẩm hàng hóa và tư vấn thực hành xâm lấn trên cơ thể người (hoạt động tiêm) tới đồng chí cán bộ UBND phường.
Để xảy ra việc Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE tổ chức tư vấn, giới thiệu sản phẩm, thậm chí có dấu hiệu tự huy động tài chính “chui” tại khách sạn Happy Life Green, một phần là trách nhiệm thuộc về đơn vị cho thuê hội trường. Tuy nhiên, chính quyền cơ sở, cụ thể ở đây là UBND phường Cầu Kho và các cơ quan liên quan chưa nắm bắt kịp thời buổi hội thảo đã diễn ra tại khách sạn này phải chăng là dấu hiệu của việc buông lỏng quản lý? Công văn 157/UBND, ngày 08/03 của UBND phường Cầu Kho, cũng như việc trả lời qua điện thoại của ông Quang đều “né” không nhắc tới vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vụ việc liệu có đúng chủ trương của Đảng, nhà nước? Còn nhớ, những năm gần đây trong các thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết luận cán bộ sai phạm thường có câu: “Buông lỏng quản lý”.
Câu hỏi về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu còn bỏ ngỏ, những mong phía UBND quận 1, UBND phường Cầu Kho sớm có câu trả lời.

Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho biết: "Theo định nghĩa về mỹ phẩm trong Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, sản phẩm mỹ phẩm được xác định là những chất hoặc pha chế được sử dụng để tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài cơ thể con người (như da, tóc, móng, môi, và các cơ quan sinh dục ngoài), hoặc răng và niêm mạc miệng, với mục đích chính là làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể, hoặc duy trì cơ thể trong điều kiện tốt.
Dựa trên định nghĩa này, mỹ phẩm không được thiết kế để điều trị hoặc có mục đích y tế. Do đó, nếu một sản phẩm được quảng cáo với các thuật ngữ như "điều trị kỹ thuật" hoặc "phác đồ điều trị", điều này có thể làm hiểu lầm và có thể vi phạm các quy định về mỹ phẩm. Quảng cáo một sản phẩm mỹ phẩm có tác dụng điều trị ngụ ý rằng nó vượt ra khỏi phạm vi sử dụng mỹ phẩm và có thể khiến người tiêu dùng tin rằng sản phẩm có thể điều trị hoặc chữa trị các tình trạng y tế, điều này không phải là mục đích dành cho mỹ phẩm.
Trong trường hợp sản phẩm mỹ phẩm của Melasma TCA được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế STBE, nếu nó được quảng cáo với các thuật ngữ gợi ý điều trị y tế thay vì tăng cường vẻ đẹp, điều này có thể được xem là quảng cáo gian lận. Các hình thức quảng cáo như vậy có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng sản phẩm có khả năng điều trị hoặc chữa trị các vấn đề da liễu như sạm da, nám da,..., điều đó có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu họ dựa vào các sản phẩm này thay vì tìm kiếm các biện pháp điều trị y tế phù hợp". 

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3