Tạm giữ lô hàng điện gia dụng không giấy tờ hợp pháp


(CHG) Lực lượng quản lý tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện và thu giữ gần 300 sản phẩm là đồ điện gia dụng vi phạm nhãn hàng hóa. Chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo.

Theo đề xuất của công chức quản lý địa bàn, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã xây dựng phương án kiểm tra đột xuất hộ kinh danh H.L. (ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).
Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang trưng bày để bán 285 sản phẩm đồ điện gia dụng là đèn LED đội đầu, bóng đèn U huỳnh quang có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Thông tin trên sản phẩm không thể hiện địa chỉ, đơn vị sản xuất; hàng hóa không có nhãn theo quy định. Ước tính tổng giá trị lô hàng theo giá bán niêm yết hơn 30 triệu đồng.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Nghi ngờ lô hàng trên là hàng hóa nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành tạm giữ, niêm phong hàng hóa để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lực lượng chức năng, bóng đèn nhập lậu, không qua kiểm định hoặc là những mẫu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tuồn chui lủi vào thị trường tiêu thụ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, đặc biệt là nguy cơ cháy nổ cao.
Điều đáng nói, việc đánh giá chất lượng một sản phẩm đèn Led có đảm bảo hay không lại không hề đơn giản, mà cần có chuyên môn cùng trang thiết bị chuyên dụng để đánh giá ở rất nhiều thông số như độ an toàn điện, nhiệt độ màu, độ hoàn màu, chất lượng bộ nguồn, độ rọi, độ kín (IP), nhiệt độ làm việc, tuổi thọ...
Vì thế, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, người dân nên mua hàng tại những nơi uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần siết chặt quản lý thị trường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người bán lẫn người mua về tác hại của đồ gia dụng giá rẻ, để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho người tiêu dùng./.

Còn lại: 1000 ký tự
Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, xử lý mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng xã hội. Động thái này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và làm trong sạch thị trường mỹ phẩm.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Phát hiện vụ kinh doanh sách giáo khoa giả lớn nhất từ trước đến nay

(CHG) Ngày 16/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an tỉnh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ, và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra địa điểm tập kết, lưu trữ, và kinh doanh sách giáo khoa tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Xem chi tiết
6 tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai phát hiện 2.331 vụ vi phạm

(CHG) Mới đây, tại trụ sở khối nhà nước Đồng Nai, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp phát hiện vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra, phát hiện 07 cơ sở vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 120.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Tạm giữ 700 sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh trên sàn Thương mại điện tử Shopee, Tiktok và Facebook, phát hiện bày bán có 700 sản phẩm mắt kính thời trang không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3