Tạm giữ số lượng lớn dụng cụ điện máy cầm tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu


(CHG) 60.000 sản phẩm là dụng cụ điện máy cầm tay, đồ ngũ kim các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu BOSCH, KTOMER, COVINA, KENSSMAN vừa bị lực lượng quản lý thị trường TPHCM phát hiện, tạm giữ.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường TPHCM, Đội QLTT số 2 vừa tiến hành kiểm tra đồng loạt các cơ sở kinh doanh và điểm chứa hàng hóa trên địa bàn Quận 6. Qua kiểm tra, phát hiện 59.749 sản phẩm hàng hóa là dụng cụ điện máy cầm tay, đồ ngũ kim các loại không rõ xuất xứ, do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu BOSCH, KTOMER, COVINA, KENSSMAN. Lô hàng có trị giá trên 970 triệu đồng.
Cụ thể, tại cơ sở kinh doanh N.T.T trên đường Bãi Sậy, P.4, Q.6 và điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa tại Bến Phú Lâm, P.9, Q.6, TPHCM, do bà N.T.T làm chủ. Đội QLTT số 2 phát hiện 59.571 đơn vị sản phẩm hàng hóa là đồ ngũ kim các loại không rõ xuất xứ, do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo: BOSCH, KTOMER, COVINA, KENSSMAN.v.v… trị giá 940.199.000 đồng.

Tại cơ sở kinh doanh trên đường Phạm Văn Chí, P.7, Q.6, TPHCM do ông N.T.L làm chủ, Đoàn kiểm tra phát hiện 178 đơn vị sản phẩm hàng hóa là dụng cụ cầm tay không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trị giá 30.510.000 đồng.
Tổng giá trị hàng hóa là 970.709.000 đồng. Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.
Trước đó, tại Gia Lai qua thời gian theo dõi hoạt động bán hàng trên mạng xã hội Facebook, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, vào lúc 09 giờ, ngày 08 tháng 6 năm 2023, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra đột xuất, bắt quả tang cơ sở kinh doanh có tên H.H.N, có địa chỉ đường Lê Đại Hành, phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang tiến hanh Livestream, chốt đơn bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội Facebook.
Tại thời điểm kiểm tra Đoàn kiểm tra phát hiện tại đây đang livestream bán 300 chai nước hoa nhãn hiệu CHANEL và hình, 118 chai nước hoa và 204 tuýp kem chống nắng nhãn hiệu LANCÔME. Tất cả hàng hóa này qua nhận biết ban đầu có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ để xác minh vụ việc.
Qua làm việc với đại diện chủ thể quyền của các nhãn hiệu và các tài liệu có liên quan, Đoàn kiểm tra kết luận: Toàn bộ số hàng hóa nêu trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Một trường hợp khác, vào ngày 22/6/2023, Đội QLTT số 4, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công an Phường 2, Quận 3 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với Hộ kinh doanh giày dép 52, tại đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, TP.HCM. Kết quả kiểm tra, phát hiện hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Crocs đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tang vật vi phạm là 426 đôi giày, dép các loại, có trị giá gần 134 triệu đồng. Theo trình bày, toàn bộ số hàng hóa trên được chủ cơ sở thu mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Đội QLTT số 4 tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.

Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3