Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong việc kiểm soát hàng nhập lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Việt Trì


(CHG) Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đang phải đối mặt với tình trạng hàng tiêu dùng vi phạm các quy định của pháp luật ngày càng gia tăng. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, mà còn đe dọa đến nền kinh tế địa phương. Một trong những cơ quan có trách nhiệm trong việc kiểm soát tình hình này là Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động kiểm tra của cơ quan này thường mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả quản lý không như mong đợi.

Những công văn liệu có mang tính hình thức?
Thành phố Việt Trì là một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ, với nhiều cơ sở kinh doanh và chợ đầu mối. Tuy nhiên, tại đây hàng hóa có dấu hiệu: nhập lậu, hàng giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, hàng hóa gian lận thương mại và hàng kém chất lượng... vẫn tràn ngập. Theo khảo sát thực tế tại nhiều đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỷ lệ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm một phần không nhỏ trong tổng lượng hàng hóa đang bày bán tại đây. Những sản phẩm này không chỉ làm thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính.


Trụ sở Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

Vấn nạn trên đã được đăng tải trên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại: “Tràn lan “hàng hiệu” giá rẻ bủa vây thành phố Việt Trì”;  “Trung tâm thời trang giày Cường Thủy và shop Thảo Chi bày bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ”; “Chình ình” hàng hóa vi phạm tại thế giới Mẹ và Bé Hải Yến”; “Hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, gian lận thương mại và trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tại tỉnh Phú Thọ”...


Sau một hoặc vài ba bài viết phản biện, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ lại kịp thời gửi công văn phúc đáp tới Tạp chí điện tử CHG.

Điều đáng hoan nghênh, cứ sau một hoặc vài bài phản biện, phía Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ đều kịp thời chủ động gửi công văn phúc đáp gửi về Tạp chí CHG với nội dung đã “Giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện ngay các biện pháp nghiệp vụ, thẩm tra, xác minh, xây dựng phương án kiểm tra, xử lý các cửa hàng trên khi có vi phạm”.

Những sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng vẫn được công khai bày bán tại trung tma giày thời trang Cường Thủy (ảnh ngày 17/10/2024).
Hàng hóa có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng nhập lậu; hàng hóa gian lận thương mại vẫn ngang nhiên công khai bày bán tại nhà sách ZôZô.

Tuy nhiên, sau mỗi đợt “tích cực” trả lời công văn từ phía Cục QLTT tỉnh Phú Thọ tới Tạp chí CHG là sự gia tăng đến “đáng ngờ” về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật: hàng “hiệu” giá rẻ; hàng có dấu hiệu nhập lậu; hàng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại... và hàng hóa kém chất lượng tại những đơn vị trên.
Dẫu biết, có thể trước khi có đoàn kiểm tra, các đơn vị trên “vô tình” cất bớt hàng hóa vi phạm, và sau khi đoàn kiểm tra kết thúc, các đơn vị trên lại “vô tình” đồng loạt đem ra bày bán, mọi thứ đều có thể (?)
Trong công văn số 224/QLTTPT-TTPC trả lời Tạp chí CHG về kết quả kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm theo phản ánh của phóng viên Tạp chí CHG ngày 01/8/2024, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ cho rằng: “Đã thẩm tra, xác minh 13/13 cơ sở”. Điều lạ lùng, số đơn vị vi phạm phải xử lý chỉ có 04 (cơ sở), với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính chỉ có 22.500.000 đồng, tính bình quân mỗi đơn vị bị xử phạt 5.625.000 đồng(!)

Sau mỗi đợt kiểm tra, hàng hóa có dấu hiệu: giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ lại gia tăng tại hệ thống thời trang Thảo Chi.

Liệu cơ quan chức năng đã thực sự quyết liệt khi kiểm tra đơn vị kinh doanh Bum Bum?
Hàng hóa vi phạm vẫn "nhơn nhơn" hiện hữu tại đơn vị kinh doanh Linh Bee.

Sau công văn đó, người tiêu dùng tiếp tục “réo tên” những đơn vị: Linh Bee; Bum Bum; Hệ thống shop Thảo Chi; Nhà sách Zozo; Trung tâm giày thời trang Cường Thủy; thế giới mẹ và bé Hải Yến... coi thường pháp luật, tiếp tục công khai kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu: giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa gian lận thương mại... Điều đó đã được đăng tải trên Tạp chí CHG cùng những luận cứ, luận điểm rõ ràng, chứng minh vấn đề trên.
Tại các công văn gửi Tạp chí điện tử CHG, cụm từ: “Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh hợp pháp, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ...”, thường xuyên được lặp đi, lặp lại. Điều đó khiến không ít người tiêu dùng nghi hoặc liệu những công văn trên có mang tính hình thức?
Phải chăng các đơn vị tại đây đang“nhờn luật”, hay...
Chức năng và nhiệm vụ của Quản lý thị trường là kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì trật tự kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm này trong bối cảnh hiện tại còn nhiều hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động kiểm tra không đủ mạnh mẽ và thường xuyên, dẫn đến tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa"- tức là sau mỗi đợt kiểm tra, tình hình vẫn không thay đổi.


Những sản phẩm dành cho nhóm đối tượng là mẹ và em bé có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người sử dụng vẫn công khai bày bán tại Hệ thống kinh doanh Hải Yến sau khi lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và xử lý.

Sau một số bài viết liên quan đến các đơn vị có dấu hiệu vi phạm và vi phạm trên địa bàn thành phố Việt Trì, ngày 08/10/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ tiếp tục chuyển công văn số 292/QLTTPT-TTPC về việc kết quả xác minh các nội dung thông tin phản ánh (do ông Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Phú Thọ Phạm Quang Hiền ký). Nội dung công văn cho biết, đã kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đơn vị kinh doanh Hải Yến (335, đường Châu Phong, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) với tổng số tiền là 14.250.000 đồng (Mười bốn triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng). Đối với đơn vị kinh doanh Thảo chi (khu 5, phường Văn Phú, thành phố Việt Trì) xử phạt 6.000.000 đồng (Sáu triệu đồng) chẵn.


Ông Phạm Quang Hiền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ không nhận thức được cơ quan báo chí và nền tảng mạng xã hội Faceboock.

Trước đó, tại công văn số 249/QLTTPT-TTPC về việc thẩm tra xác minh thông tin phản ánh của Tạp chí điện tử CHG, ông Phó Cục trưởng Cục QLTT Phạm Quang Hiền không thể nhận thức được cơ quan báo chí và nền tảng mạng xã hội Facebook, điều đó khiến công văn gửi tới Tạp chí CHG có phần xác định sai chủ thể đăng tải thông tin.
Điều làm phóng viên khó tránh khỏi quan ngại, ngày 17/10/2024, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát (thông tin do Quỹ Chống hàng giả bàn giao) trên địa bàn thành phố Việt Trì, ghi nhận tại đơn vị kinh doanh: Linh Bee; Bum Bum; Hệ thống shop Thảo Chi; Nhà sách Zozo; Trung tâm giày thời trang Cường Thủy; thế giới mẹ và bé Hải Yến... hàng hóa có dấu hiệu: giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc xuất xứ... và vi phạm về việc ghi nhãn vẫn “nhơn nhơn” hiện hữu trên quầy kệ của những đơn vị này. Điều đó cho thấy tình trạng hàng hóa vi phạm tại đây không những không được “khu trú” mà còn “phình to”.
Điều đó khiến không ít ý kiến cho rằng liệu các đơn vị trực thuộc của Cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã thực sự quyết liệt trong công tác kiểm tra, giám sát? Liệu rằng sau mỗi đợt thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ có thực hiện nghiêm công tác giám sát (hậu kiểm)? Những thắc mắc trên không hẳn thiếu cơ sở, bởi các cơ sở kinh doanh trên lại tiếp tục “chỉnh đốn” hàng hóa và công khai đưa hàng vi phạm vào tiêu thụ trở lại ngay sau khi cơ quan chức năng rời đi.
Hệ lụy để lại là rất lớn. Người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ sử dụng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại do phải cạnh tranh không công bằng với những sản phẩm kém chất lượng. Thực trạng này còn dẫn đến sự giảm sút lòng tin của người tiêu dùng vào các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến công tác quản lý trong tương lai.
Một số kiến nghị, giải pháp
Để cải thiện tình hình, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất với quy mô lớn hơn, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người tiêu dùng về cách nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng và các quyền lợi của họ trong việc bảo vệ sức khỏe. Cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp chân chính, xây dựng các chính sách hỗ trợ, bảo vệ cho những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng, từ đó khuyến khích họ phát triển bền vững.
Đặc biệt, cần phối hợp giữa Cục QLTT cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như công an, hải quan, và các ban ngành liên quan trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm. Sử dụng công nghệ trong việc quản lý và theo dõi hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát.
Trách nhiệm của Cục QLTT tỉnh Phú Thọ trong việc kiểm soát hàng nhập lậu và hàng hóa kém chất lượng là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần có sự quyết tâm và nỗ lực từ cả phía cơ quan chức năng cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chỉ khi nào công tác quản lý được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, thành phố Việt Trì mới có thể thoát khỏi tình trạng bát nháo của thị trường hàng hóa.
 

Trao đổi với ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... gia tăng, ông Hoan cho biết: "Tại Kế hoạch số: 92/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chỉ rõ các địa phương: "Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để phát sinh điểm nóng, kho, bãi, điểm tập kết, trung chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... trên địa bàn quản lý; Xác định rõ trách nhiệm các sở, ngành, địa phương, tập thể, cá nhân để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp, kéo dài hoặc để phát sinh điểm nóng nhưng không có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, dứt điểm, hiệu quả; xử lý kịp thời, công khai, nghiêm minh những tập thể, cá nhân tiếp tay, bao che, bảo kê hoặc tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, xuất nhập khẩu, người tiêu dùng và Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, không tham gia, tiếp tay, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả"
Đồng thời ông Hoan cũng cho biết thêm Kế hoạch số 92/KH-BCDD389 cũng chỉ ra rằng, phải :"Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
2
2
2
3